Hotline
Tài liệu
Tuyển dụng
Chat

Tôi nhớ đợt mới biết đến IELTS và nghe số điểm 7.5 hay 8.0 của mọi người, tôi vẫn luôn nghĩ rằng đó là một con số khá dễ đạt được. Cho tới khi bắt tay vào ôn luyện, tôi mới thấy nó vất đến cỡ nào, mặc dù bản thân trước đó đã học khá tiếng anh, cũng thi tỉnh này nọ. Vậy nên, từ sau những kinh nghiệm đau thương đó, hôm nay tôi sẽ chia sẻ với các ông về học IELTS như thế nào nhé.

Bắt đầu thôi!!

Học IELTS là như thế nào?

Trước khi bắt đầu một cái gì, hãy tìm hiểu kỹ về nó. Các bạn cần tìm hiểu những thông tin liên quan đến kỳ thi từ cấu trúc bài thi, thang điểm… để chắc chắn mình biết được IELTS là gì mà theo đuổi nhé! Nếu đã tìm hiểu kỹ về IELTS rồi thì các bạn có thể bỏ qua nha.

IELTS là kỳ thi đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh được tổ chức bởi Hội Đồng Anh (BC), tổ chức giáo dục quốc tế IDP, Cambridge Assessment English. IELTS có cấu trúc là 4 phần thi, tổng thời gian gần 3 tiếng. 4 bài thi là Listening (4 sections), Reading ( 3 paragraphs), Writing (2 tasks) và Speaking ( 3 parts).

Vậy học IELTS là học như thế nào? Tức là chúng ta sẽ học và ôn luyện làm các dạng bài có trong mỗi kỹ năng để đi thi. Đọc đến đây nhiều ông hỏi tôi vậy tiếng anh giỏi có đồng nghĩa với học IELTS dễ hơn và khả năng đạt điểm cao nhiều hơn không? Có thể thôi. Vì theo trải nghiệm cá nhân tôi thì IELTS, ngoài khả năng tiếng anh, còn nhấn mạnh vào kỹ năng làm bài. Ví dụ như ở bài nghe, cứ cho là các ông nghe được hết nội dung đi, nhưng nếu không vận dụng được nội dung đấy để làm bài thì cũng không để làm gì. Việc học tốt tiếng anh trước đó sẽ tạo nền tảng để các ông ôn thi trong thời gian nhanh hơn thôi, chứ không quyết định tất cả nhé.

person using white laptop computer

IELTS

Học IELTS như thế nào?

Để cho các ông những lời khuyên chi tiết nhất thì tôi sẽ chia các tips này theo từng kĩ năng để dễ đọc, dễ tiếp thu, các ông nhớ phải đọc hết đó nha.

Listening

Listening quan trọng là Nghe nhiều. Nhưng nghe như thế nào? Không phải vịt nghe sấm đâu nhé. Mà nghe phải hiểu ấy. Ngoài việc nghe và luyện đề thì các ông có thể trau dồi và tắm trong ngôn ngữ bằng cách xem phim tiếng anh hay nghe audio, báo.

Nghe và chép chính tả, tự viết bài nghe của bạn mỗi ngày. Nghe không chỉ là ngồi và Nghe rồi đoán từ thôi đâu. Các bạn hãy tập nghe dần dần các bài dễ, tự viết lại từng câu và điền từ. Sau đó tiến tới những bài khó.

Nghe và chép lại với phụ đề

Nguồn nghe hiện nay phổ biến là Youtube với các kênh tin tức, news, khoa học…như BBC, NEWS, VOA, Listen a minute, Breaking news English... Các video thường có bản phụ đề để các bạn tiện theo dõi. Vừa nghe vừa chép lại vừa tập phát âm luôn rất thuận lợi. Khi ghi chép và phát âm nhiều, sau này nghe lại, bạn sẽ dễ nhận ra từ đó và ghi đáp án phù hợp hơn nhiều.

Nghe và transcript bài nghe

Nghe và viết lại với phụ đề giúp bạn quen dần với tiếng Anh. Sau đó, bạn không dùng phụ đề mà nghe trực tiếp rồi viết lại. Sau khi viết xong thì mới xem phụ đề để check xem mình có lỗi gì hay không, những từ nghe sai, từ nào không nghe được…Đây là việc khó nhưng thực hiện thường xuyên sẽ giúp bạn nâng cao khả năng nghe của mình.

Reading

person using MacBook Pro

IELTS

Vẫn như Nghe, hãy Đọc nhiều. Có nhiều trang mà các bạn có thể luyện Đọc thường xuyên. Nhưng, với ai mới bắt đầu thì chọn những bài dễ đến khó.

Nên nhớ, luôn có từ điển bên cạnh để tra từ, nghĩa và phát âm của bạn ngay khi chưa hiểu. Lúc bắt đầu, bạn đọc các cuốn sách yêu thích, truyện tranh…Nhưng sau đó thì cần “nghiêm túc” đọc những bài khó hơn về các chủ đề khoa học, công nghệ, kỹ thuật…- những topic sẽ xuất hiện trong IELTS.

Và không chỉ Đọc thôi mà nên áp dụng mẹo trong việc Đọc luôn. Các bạn có thể tham khảo các trang web học khác nhau, đặc biệt là những trang báo chuyên cung cấp những bài nghiên cứu khoa học, kiến thức học thuật. Ví dụ như các trang: http://scitechdaily.com/, http://www.howstuffworks.com.

Writing

Khi chưa có nhiều vốn từ thì bạn viết câu trước. Học cách áp dụng từ vựng và ngữ pháp theo từng câu còn giúp bạn nhớ được nhiều hơn. Sau viết câu bình thường thì tiếp tục viết lại câu theo các thì và sử dụng từ phù hợp. Tiếp đến là viết những bài ngắn theo ý tưởng. Lúc bắt đầu, đừng làm đề vội.

Khi bạn đã nắm rõ được câu, từ thì bắt đầu viết theo đề. Theo mình thấy, để rèn được kỹ năng viết, bạn nên làm đề vài ba lần. Bởi như thế, bạn sẽ thấy sự khác biệt qua mỗi lần viết. Từ việc dùng câu đơn đến câu phức, viết lại câu hay sử dụng từ nối khác nhau sẽ tạo thêm kinh nghiệm cho bạn khi tiếp tục làm đề khác.

Speaking

Với kỹ năng nói thì bạn nên tìm một người để luyện tập cùng. Việc này sẽ giúp trình nói của bạn tăng lên trong thời gian ngắn. Ngoài ra khi ở nhà cũng hay tự tập nói, nói trước gương, nói lẩm bẩm, thế nào cũng được, miễn là nói. Nghe hơi ngốc và có vấn đề xíu nhưng thề với các ông là nó hiệu quả, nhờ đó mà tôi tập nghĩ bằng tiếng anh và phản xạ cũng nhờ thế mà nhanh hơn. Đến bây giờ dù thi xong rồi tôi vẫn giữ thói quen đó.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của tôi về học IELTS như thế nào. Các ông còn câu hỏi nào thì cứ comment ở phía bên dưới nhé. Và đừng quên đón đọc các bài viết tiếp theo của LangGo.

Bình luận
Đăng ký nhận tư vấn miễn phí