Để cải thiện khả năng giao tiếp tiếng Anh trôi chảy, hãy bắt đầu ngay với phương pháp luyện nghe tiếng Anh hiệu quả (chắc chắn thành công) cùng LangGo!
Trong giao tiếp nói chung và giao tiếp tiếng Anh nói riêng, kỹ năng nghe luôn đóng vai trò quan trọng và là một phần rất khó nếu như chúng ta không biết cách rèn luyện đúng. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn phương pháp luyện nghe tiếng Anh hiệu quả với 4 bước đơn giản. Chỉ cần bạn quyết tâm và áp dụng đúng cách, bạn chắc chắn thành công trong việc rèn luyện kỹ năng nghe tiếng Anh của mình.
Trước khi đi vào gợi ý phương pháp luyện nghe tiếng Anh hiệu quả, bạn chắc hẳn sẽ thắc mắc vì sao lại phải rèn luyện kỹ năng nghe tiếng Anh và phải có phương pháp riêng cho việc luyện nghe trong giao tiếp tiếng Anh.
Trong đời sống hàng ngày, lắng nghe là một kỹ năng quan trọng, giúp bạn có thể giao tiếp tốt với những người xung quanh. Hoạt động nghe thường chiếm tới 45% thời gian giao tiếp của một người trưởng thành, nên có thể nói đây là hoạt động quan trọng nhất của giao tiếp nói chung và giao tiếp tiếng Anh nói riêng.
Là một hoạt động thiết yếu, việc nghe tưởng chừng như không gây khó khăn gì cho đối tượng giao tiếp. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kỹ năng lắng nghe cũng như khả năng nghe tiếng Anh tốt. Thậm chí, đây là một kỹ năng khó nhằn nhất đối với những người học tiếng Anh.
Đối với một người nghe bằng ngôn ngữ thứ hai (không phải tiếng mẹ đẻ), họ hoàn toàn có thể gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu đúng một bài hội thoại, bài giảng hoặc một cuộc trò chuyện bằng ngôn ngữ thứ hai đó. Không hiểu đúng có thể dẫn tới nhiều hậu quả không mong muốn như: không hiểu được bài, hiểu sai ý người nói,... tiếp đó là dẫn đến những hành động không đúng. Chính vì vậy, để giao tiếp thuần thục, chúng ta đều phải luyện nghe tiếng Anh một cách nghiêm túc và thường xuyên. Và chắc chắn, mỗi người học sẽ phải tự lựa chọn phương pháp luyện nghe tiếng Anh phù hợp với chính mình.
Giao tiếp bằng tiếng Anh luôn là một thử thách to lớn đối với một người mới sử dụng ngôn ngữ này. Vốn từ vựng ổn, ngữ pháp tạm đôi khi vẫn không thể giúp bạn nói chuyện với người nước ngoài một cách thành thạo. Lý do duy nhất của bạn chính là không thể nghe đúng và đủ những gì họ đang nói. Giao tiếp là quá trình nghe – hiểu và nói, thế nên nếu không thể nghe tiếng Anh tốt thì bạn chắc chắn sẽ không thể giao tiếp tiếng Anh tốt.
Và khó khăn trong việc nghe tiếng Anh thường đơn giản là vì bạn chưa thực sự luyện nghe đúng cách và chưa nghe đủ để khiến não bộ quen với ngôn ngữ này. Dưới đây là một vài khó khăn khi học nghe tiếng Anh thường thấy, bạn thử xem mình đang gặp phải vấn đề nào để tìm ra giải pháp chính xác nhé!
Do bạn không phân biệt được các âm tiếng Anh, các từ đồng âm, đặc biệt là các từ có cách phát âm gần giống nhau, vì thế bạn dễ hiểu lầm các từ đó với nhau. Ngoài ra, bạn có thể nhầm lẫn giữa dạng khẳng định và dạng phủ định.
Và đặc biệt, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc nghe các từ vựng tiếng Anh do một vài đặc điểm trong phát âm chuỗi lời nói (connected speech) trong tiếng Anh như: hiện tượng nuốt âm (elision), dạng yếu trong phát âm một số từ chức năng (weak form), hiện tượng đồng hóa âm vị (assimilation), hiện tượng rút gọn của từ (contraction), hiện tượng nối âm (linking)...
Bạn chắc chắn đã từng trải qua cảm giác bối rối khi rơi vào vòng xoáy: nghe không hiểu - cố gắng tập trung nghe - dừng lại để hiểu từ vựng hoặc để bắt âm đoán từ - bị chậm so với tốc độ nói - nghe không hiểu - … Và càng ngày, bạn sẽ càng cảm thấy bối rối và không tài nào có thể tập trung vào người nói.
Nguyên nhân chính của việc thiếu tập trung khi nghe tiếng Anh là bạn không thể hiểu được đoạn hội thoại đó. Bên cạnh đó là các yếu tố ngoại cảnh như không gian nói chuyện ồn ào, mọi người chen lời nhau, có ai đó khiến bạn bị sao lãng,...
Khi nghe bất cứ điều gì, bạn cần phải tìm thông tin quan trọng trong toàn bộ bài nghe/cuộc nói chuyện/câu nói để hiểu được mục đích chính của chúng. Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách nắm bắt ý chính (có thể vì lý do 1 và 2 ở trên), bạn sẽ không thể suy luận được nội dung.
Nguyên nhân chính khiến bạn không nghe kịp những gì người khác nói chính là do trong quá trình nghe, bạn phải dịch sang tiếng Việt rồi mới hiểu. Chính điều này khiến cho não của bạn quá tải vì phải làm cùng lúc nhiều việc: nghe tiếng Anh, dịch những gì nghe được từ tiếng Anh sang tiếng Việt, sau đó hiểu tiếng Việt, và cuối cùng có thể là dịch những gì định nói từ tiếng Việt sang tiếng Anh để đáp lại...
Chính vì thế, sau khi quá trình trên diễn ra, người nói đã nói được thêm nhiều câu khác khiến bạn không bắt kịp. Và tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn nếu bạn phải tham gia vào một môi trường nói tiếng Anh chuyên nghiệp với tốc độ nói nhanh và nhiều yếu tố gây nhiễu như các buổi hội thảo, trò chuyện với người nước ngoài,...
Bạn có thể biết nhiều từ vựng tiếng Anh nhưng chưa chắc những từ đó đã thông dụng với cuộc sống hàng ngày. Vì thế, cho dù bạn có thể nghe hiểu và giao tiếp tiếng Anh tốt trong môi trường học thuật, bạn vẫn có thể không nghe hiểu được tiếng Anh trong giao tiếp hằng ngày.
Việc học thuộc lòng từ vựng một cách đơn lẻ chắc chắn sẽ không giúp bạn giao tiếp tốt cho dù bạn có thể ghi nhớ một lượng lớn từ vựng tiếng Anh. Khi nghe tiếng Anh, nếu bạn chỉ chăm chú hiểu từ vựng đó là gì thì bạn cũng sẽ không hiểu ý người nói. Vì thế, việc không biết cách áp dụng từ vựng vào câu hoặc không học các kết hợp từ (collocation), các cụm từ, hay các cấu trúc câu, sẽ khiến bạn không thể nghe - hiểu tiếng Anh tốt.
Tóm lại, khi bắt đầu học giao tiếp tiếng Anh, bạn cần tập trung luyện nghe tiếng Anh một cách bài bản. Bạn nên tìm ra những khó khăn trong việc nghe tiếng Anh, từ đó tìm ra các giải pháp cho riêng mình.
Sau khi đã hiểu được tầm quan trọng của việc luyện nghe trong giao tiếp tiếng Anh, bạn cũng đã chăm chỉ luyện tập, thế nhưng luyện mãi mà chẳng có tiến bộ? Vậy, nguyên nhân có thể là:
Không thường xuyên nghe tiếng Anh giao tiếp. Có thể bạn chăm chỉ học nghe tiếng Anh, nhưng đó là các video, audio, phim,... nhưng lại ít giao tiếp thực tế. Việc giao tiếp tiếng Anh bên ngoài đời thực sẽ gặp nhiều yếu tố gây nhiễu hơn bạn tưởng. Điều đó trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả nghe tiếng Anh của bạn.
Nghe những bài không đúng trình độ. Có luyện nghe nhưng lại nghe những bài nghe mình không hiểu hoặc quá dễ so với bản thân đều khiến bạn không thể cải thiện khả năng nghe tiếng Anh của mình.
>>> Tham khảo 32 nguồn tự luyện nghe Tiếng Anh mỗi ngày: Từ cơ bản đến nâng cao
Thời gian nghe không hợp lý. Não chúng ta sẽ có một giai đoạn bão hòa, tức là bạn sẽ tiếp thu thông tin nhưng không thật sự nắm bắt được. Thời điểm này có thể là lúc bạn đã làm việc và học tập sau một thời gian dài, khi bạn đang trong cơn buồn mệt mỏi,...
Phát âm chưa chuẩn. Việc phát âm chưa chuẩn khiến bạn không phân biệt được các âm chính xác, không nhận biết được từ vựng nên càng không hiểu những gì nghe được.
Mải mê xem phim mà quên luôn việc học.
Vì những lý do trên, việc luyện nghe tiếng Anh của bạn có thể không hiệu quả dù cho có diễn ra thường xuyên. Hãy lưu ý những vấn đề này để không mắc phải khi áp dụng phương pháp luyện nghe tiếng Anh mà LangGo gợi ý dưới đây nhé.
Luyện nghe tiếng Anh chủ động là phương pháp mà trong đó bạn chủ động tìm đến các nguồn tài liệu, chủ động quyết định mình sẽ học nghe tiếng Anh vào thời gian nào, địa điểm ở đâu, trình độ ra sao,... Bạn sẽ chủ động ngồi học nghe tiếng Anh trong một khoảng thời gian nhất định với những yếu tố khác đã được sắp đặt trước. Phương pháp này bao gồm:
- Nghe những gì mình thích
- Nghe tài liệu phù hợp với trình độ
- Nghe, đọc và lặp lại
- Chép lại những gì đã nghe được
- Nghe tiếng Anh mỗi ngày, thường xuyên và liên tục
Chi tiết các phương pháp này đã được trình bày rất chi tiết tại bài viết Các phương pháp luyện nghe tiếng Anh hiệu quả cho người mới bắt đầu, bạn cùng tham khảo nhé.
Luyện nghe tiếng Anh bị động là phương pháp mà trong đó bạn sẽ để cho tiếng Anh đi vào trong não trong vô thức. Gọi là bị động nhưng bạn vẫn sẽ chủ động chọn loại tài liệu mà mình muốn nghe và thời điểm bật nó lên.
Bạn có thể tham khảo bài viết Phương pháp học tiếng Anh bằng tiềm thức: Học ngay cả khi đang ngủ? để biết thêm chi tiết về cách học này. Về cơ bản sẽ có hai cách luyện nghe tiếng Anh là: Bật tài liệu nghe tiếng Anh rồi làm việc khác; và Bật tài liệu nghe tiếng Anh trong lúc ngủ. Bạn ấn vào link bài viết để có thể hiểu được cơ sở khoa học để xem liệu bạn có nên học tiếng Anh khi ngủ và các bước rèn luyện kỹ năng nghe tiếng Anh theo phương pháp này nhé.
Học tiếng Anh bằng tiềm thức được đánh giá là phương pháp học hết sức tuyệt vời thông qua việc tìm kiếm sự đam mê, sở thích học tiếng Anh vô thức. Đây là phương pháp học tiếng Anh hiệu quả, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức, tiền bạc. Tại LangGo, các giảng viên tiếng Anh sử dụng kỹ thuật NLP để "nạp" kiến thức trực tiếp vào sâu trong tiềm thức, giúp học viên phản xạ giao tiếp tự nhiên và tư duy bằng tiếng Anh như người bản ngữ.
Kinh nghiệm luyện nghe tiếng Anh của LangGo được chia thành các bước đơn giản như sau:
Ở bước này, bạn chỉ cần bật tài liệu nghe tiếng Anh lên sau đó để tài liệu đó chạy hết. Bạn chỉ cần tập trung làm rõ những câu hỏi: chủ đề nói về cái gì, có bao nhiêu ý chính, ý phụ, ví dụ…
Lưu ý, bạn không được dừng và nghe lại từng câu ở bước này. Cứ để băng chạy hết từ đầu đến cuối và cố gắng nắm bắt ý chính của bài nghe. Nếu bạn nghe khoảng 10-20 lần mà vẫn không nắm được ý chính, có nghĩa là bài nghe đang quá khả năng của bạn, nên lựa chọn bài nghe dễ hơn.
Bạn hãy bật lại tài liệu nghe tiếng Anh và ghi chép lại những gì mình hiểu. Lưu ý, giống bước một, bạn không dừng bài nghe và nghe lại từng câu, mà bật từ đầu đến cuối và ghi chép.
Bước này chủ yếu nhằm hệ thống lại nội dung bài nói. Vì tốc độ nói luôn nhanh hơn tốc độ viết, bạn chỉ ghi chú những nội dung căn bản nhất.
Mục đích của bước này là để kiểm tra từ vựng, ngữ pháp tiếng Anh cơ bản và khả năng nghe chi tiết của bạn. Vì thế, ở bước này, bạn có thể dừng để nghe từng câu, từng từ mà bạn không nghe thấy.
Khi chép chính tả, bạn hãy để ý từng đuôi "s" hoặc "ed" của từ, cố gắng chép chính xác nhất có thể. Hãy bỏ qua những chỗ dù đã nghe đi nghe lại vẫn không nghe được và tiếp tục đến khi chép lại hoàn toàn bài nghe của bạn.
Chép chính tả sẽ giúp bạn nhận ra những lỗi phát âm, ngữ pháp, từ vựng... của mình. Hầu hết những người không nắm vững ngữ pháp tiếng Anh sẽ bộc lộ nhiều lỗi trong phần này, ví dụ nhầm lẫn "a", "the", "in", "on" hay thiếu "es", "ed". Vì thế, hãy luyện tập đến khi bạn có thể làm bước này trôi chảy nhé.
"Transcript" - bản ghi của bài nghe sẽ giúp bạn để hoàn thiện bước cuối cùng này. Hãy đọc "transcript" và so sánh với bài chép chính tả của mình ở trên. Việc này sẽ giúp bạn nhận ra điểm yếu của mình khi nghe: do thiếu từ vựng, do phát âm kém, hay do ngữ pháp kém? Khi đã biết điểm yếu của mình, bạn có cơ sở tập trung điều chỉnh những lỗi sai, rèn luyện kỹ năng nghe tiếng Anh của mình tốt hơn.
Trên đây là 4 bước hướng dẫn cụ thể để bạn có thể luyện nghe tiếng Anh hiệu quả. Tuy nhiên, sẽ chẳng có phương pháp luyện nghe tiếng Anh nào chắc chắn thành công nếu như bạn thiếu sự quyết tâm, kiên trì. Bạn cần duy trì việc học nghe tiếng Anh của mình thường xuyên, có thể kết hợp hai phương pháp ở mục “Cách luyện nghe tiếng Anh mỗi ngày” ở trên.