Tài liệu tiếng Anh về đàm phán chuyên nghiệp - Sách tiếng Anh giao tiếp cho mọi người. Bài viết gồm 2 phần: giới thiệu về những mẫu câu tiếng Anh thông dụng và hữu ích trong đàm phán và review "English for Negotiating" - một trong những cuốn sách tiếng Anh "gối đầu giường" cho tất cả người học tiếng Anh, đặc biệt hữu ích cho người đi làm trong môi trường công sở, thường xuyên phải gặp gỡ đối tác, chốt "deal" hay nâng cao kĩ năng giao tiếp để luôn ở "kèo trên" với đồng nghiệp.
A. Đàm phán trong tiếng anh - Negotiating
1. Mẫu câu tiếng Anh nêu mục đích của buổi đàm phán
Tiếng anh chuyên ngành kinh tế khác với tiếng anh giao tiếp hằng ngày, khi bạn nêu ra mục đích của mình, bạn vừa phải đảm bảo độ rõ ràng, chuyên nghiệp nhưng cũng trịnh trọng trong ngôn ngữ của mình.
– We’re interested in buying…
=> Chúng tôi muốn mua…
– We’d like to start the scheme in June.
=> Chúng tôi muốn khởi động đề án này vào tháng Sáu.
– We must have delivery as soon as possible.
=> Chúng tôi phải được giao hàng sớm nhất có thể.
2. Mẫu câu tiếng Anh tỏ ý nhượng bộ
– We could possibly deliver by August.
=> Chúng tôi có thể giao hàng trước tháng Tám.
– That could be all right, as long as you pay more for a longer period.
=> Như vậy cũng được, với điều kiện anh/ chị phải trả nhiều hơn nếu thời gian kéo dài hơn.
– We can do that, providing you make a down payment.
=> Chúng tôi có thể chấp nhận, miễn là anh/ chị đặt cọc trước.
3. Mẫu câu tiếng Anh thể hiện sự đồng tình với quan điểm của đối tác
– I agree with you on that point.
=> Về điểm đó, tôi đồng ý với ông/bà.
– That’s a fair suggestion.
=> Đó là một đề xuất hợp lý.
– You have a strong point there.
=> Đó là một ý kiến thuyết phục.
– I think we can both agree that…
=> Tôi nghĩ cả hai chúng ta đều đồng ý rằng…
– I don’t see any problems with/ harm in…
=> Tôi không thấy có bất cứ vấn đề gì trong việc…
4. Mẫu câu tiếng Anh từ chối đề nghị
Khi sử dụng tiếng anh chuyên ngành kinh tế để đàm phán, ngoài độ mềm dẻo, linh hoạt, đôi khi bạn cũng cần sử dụng những mẫu câu có tính quả quyết, cứng rắn khi muốn từ chối lời đề nghị của đối tác.
– I’m afraid not. It’s company policy.
=> Tôi e là không được. Đó là chính sách của công ty.
– I’m sorry, we can’t agree to that.
=> Tôi rất tiếc, chúng tôi không thể đồng ý điều đó.
– Unfortunately, we can’t do that.
=> Tiếc là chúng tôi không thể làm vậy.
– I understand where you’re coming from; however,…
=> Tôi hiểu những điều ông/ bà muốn nói, tuy nhiên…
– I’m prepared to compromise, but…
=> Tôi định thoả hiệp nhưng…
– If you look at it from my point of view, you’ll see that…
=> Nếu nhìn nhận vấn đề theo quan điểm của tôi, ông/bà sẽ thấy rằng …
– I’m afraid I had something different in mind.
=> Tôi e rằng những điều tôi nghĩ có đôi chút khác biệt.
– That’s not exactly how I look at it.
=> Đó không phải là cách tôi nhìn nhận vấn đề.
– From my perspective, I think…
=> Theo cách nghĩ của cá nhân tôi, tôi thấy rằng…
– I’d have to disagree with you there.
=> Tôi không thể đồng ý với ông/bà về điều đó.
– I’m afraid that doesn’t work for me.
=> Tôi e rằng cách đó không phù hợp với tôi.
5. Mẫu câu tiếng Anh để thương lượng
– If it works, we’ll increase the order later on.
=> Nếu thành công, sau này chúng tôi sẽ tăng lượng đặt hàng.
– If you increased your order, we could offer you a much higher discount.
=> Nếu anh/ chị đặt hàng với số lượng lớn hơn, chúng tôi có thể đưa ra mức chiết khấu cao hơn nhiều.
– That might be OK if you can guarantee delivery by then.
=> Tới lúc đó, nếu anh/ chị có thể đảm bảo giao hàng thì được.
6. Mẫu câu tiếng Anh đạt được thỏa thuận
– That’s very reasonable, don’t you think?
=> Rất hợp lý, đúng không ạ?
– That sounds a fair price to me.
=> Tôi thấy cái giá này hợp lý đấy.
– Fine/ OK/ Great!
=> Tốt rồi/ Thế là ổn/ Tuyệt vời!
– I think we both agree to these terms.
=> Tôi nghĩ cả hai bên đã đồng ý với những điều khoản này.
– I’m satisfied with this decision.
=> Quyết định này làm tôi rất hài lòng.
– It sounds like we’ve found some common ground.
=> Có vẻ chúng ta đã tìm được điểm chung.
7. Mẫu câu tiếng Anh kết thúc đàm phán
Khi kết thúc buổi đàm phán, ngoài việc tóm gọn lại những vấn đề đã thương lượng, câu kết thúc còn có chức năng thông báo để cả hai bên cùng biết buổi đàm phán đã đi đến hồi kết. Vì vậy với tiếng anh chuyên ngành kinh tế, bạn cần phải đưa ra câu kết xúc tích, mang tính thông báo đồng thời gợi mở một mối hợp tác khăng khít.
– Right, we’ve got a deal.
=> Vậy là chúng ta đã thoả thuận rồi nhé.
– Good, I think we’ve covered everything.
=> Tốt lắm, tôi nghĩ chúng ta đã bàn tới tất cả mọi thứ rồi.
– OK, how about dinner tonight?
=> Đã xong. Chúng ta cùng đi ăn tối chứ nhỉ?
– I’m willing to leave things there if you are.
=> Tôi mong rằng chúng ta có thể thoả thuận như vậy nếu ông/bà đồng ý.
– I’m willing to work with that.
=> Tôi rất mong muốn được triển khai công việc này.
– I think we should get this in writing.
=> Tôi nghĩ chúng ta nên chuyển những thứ này thành văn bản.
– I’d like to stop and think about this for a little while.
=> Tôi muốn kết thúc cuộc đàm phán và suy nghĩ thêm về điều này.
– Would you be willing to sign a contract right now?
=> Ông/bà có muốn ký hợp đồng ngay không?
– Let’s meet again once we’ve had some time to think.
=> Có lẽ chúng ta cần gặp nhau vào một hôm khác để cả hai bên có thời gian xem xét kỹ hơn.
B. Download Tài liệu tiếng Anh về đàm phán - English for Negotiating
1. Cấu trúc của sách tiếng Anh English for Negotiating
Đàm phán là một kỹ năng quan trọng trong công việc. Nếu muốn thành công và thăng tiến trong sự nghiệp của mình, bạn cần trang bị một kỹ năng đàm phán tốt, không chỉ khi đàm phán với đối tác trong nước mà còn cả với đối tác nước ngoài có sử dụng tiếng Anh.
Cuốn sách English for Negotiating được biên soạn nhằm vào đối tượng những người thường xuyên cần phải thương lượng bằng tiến Anh tại nơi làm việc. Cuốn sách này cung cấp tất cả các ngôn ngữ cần thiết để xử lý các kịch bản điển hình gặp phải trong quá trình tiến tới cuộc thương lượng thành công.
English for Negotiating bao gồm bảy bài học lớn, bao gồm tất cả các giai đoạn điển hình của một cuộc đàm phán. Mỗi bài tập trung vào một khía cạnh cơ bản:
Đầu tiên cũng là điều quan trọng nhất là phải chuẩn bị kỹ lưỡng (Preparation). Sau khi các mục tiêu ban đầu đã được xác định (Setting objectives), vòng đàm phán đầu tiên có thể tổ chức (The meeting).
Chi tiết cuộc thảo luận sẽ được đưa ra, bao gồm: tạo, phản hồi và đưa ra đề xuất (Proposals) và một yêu cầu mới được trình bày (A new offer). Sự khác biệt được giải quyết (Dealing with deadlock), và cuối cùng là đưa ra một thỏa thuận cuối cùng để đàm phán thành công (Agreement). Các bài học được trình bày trong một cấu trúc hợp lý, nhưng có thể được làm việc thông qua theo thứ tự bất kỳ.
Mỗi đơn vị bắt đầu với phần mở đầu - STARTER, giới thiệu các chủ đề và từ vựng của đơn vị. LISTENING là một thành phần cốt lõi của mỗi bài học, cũng như đọc các văn bản, trong đó hiện nay các điều khoản đàm phán điển hình trong ngữ cảnh. Nhiều bài tập thực hành, cho cả kĩ năng nói và viết, cung cấp cơ hội để vận dụng lý thuyết vào thực hành đến đời thực.
Vào cuối của cuốn sách, có một bài test hữu ích cho người học!
2. Ai nên sử dụng sách tiếng Anh về đàm phán
- Người làm việc trong môi trường quốc tế.
- Người làm việc trong môi trường công sở có sử dụng tiếng Anh.
- Học sinh, sinh viên mong muốn nâng cao kĩ năng đàm phán bằng tiếng Anh.
- Người có đam mê với đàm phán và mong muốn thi đấu các cuộc thi tiếng Anh.
3. Hướng dẫn download sách tiếng Anh - English for Negotiating
Bộ tài liệu bao gồm pdf và audio. Download tài liệu tiếng Anh full tại đây.
Giải nén file: Chọn file vừa tải xuống, click chuột phải và chọn một trong các lệnh Extract xuất hiện bên trong. Dùng “Extract here” để giải nén ngay tại file vừa download, dùng “Extract file” để chuyển sang các thư mục khác, tùy thuộc vào nhu cầu và cách bạn quản lý file.
Hi vọng qua bài viết này, bạn đã chọn được bộ tài liệu tiếng Anh để chinh phục các cuộc đàm phán trong công việc và cuộc sống. Mỗi ngày hãy dành thêm 30 phút để nghiên cứu tài liệu và thực hành để luôn active khi gặp tình huống cụ thể nhé! LangGo chúc bạn học tiếng Anh thành công!