Trước khi làm việc gì đều cần có một kế hoạch cụ thể, việc tự học IELTS reading cũng vậy. Cần có một kế hoạch, lịch trình cụ thể và phải làm theo những lịch để tự học IELTS reading một cách hiệu quả.
Cách tự học IELTS reading hiệu quả
Mỗi ngày bạn hãy giành ra khoảng 1 giờ đồng hồ để luyện tập các dạng câu hỏi và một bài đọc theo những tips dưới đây nhé!
1. Đọc càng nhiều càng tốt
Nỗi sợ lớn nhất của đa số người mọi người khi làm bài thi IELTS Reading đó chính là phần này vừa dài, lại vừa khó. Khiến người học không thể năm bắt được nội dung, cũng như những ý để trả lời những câu hỏi trong bài thi (Đọc trước quên sau, đọc xong nhìn câu hỏi lại phải mò lại...).
Việc đọc nhiều còn giúp bạn quen dần với cấu trúc ngữ pháp thường được sử dụng trong văn viết. Cũng như khiến bạn tự tin hơn khi đọc một đoạn văn chứa nhiều từ mới mà bạn không biết.
Ở thời điểm ban đầu các bạn không nên kỳ vọng quá nhiều về việc hiểu hết các từ vựng bới kể cả người bản xứ đôi khi cũng còn khá xa lạ với những từ vựng học thuật. Cách học IETLS Reading hiệu quả nhất là bạn phải làm quen với cách tư duy và cách viết câu của người bản xứ.
2. Đọc thật kỹ các câu hỏi
Đôi khi chỉ cần nhầm lẫn một, hai từ có thể làm thay đổi trật tự, thì và ý nghĩa của câu hỏi. Bởi vậy, bạn cần hết sức tập trung vào câu hỏi để tránh lỗi sai sót.
Để khắc phục lỗi sai này, các bạn nên tạo khói quen lướt qua một lần câu hỏi trước khi tô đáp án. Điều đó sẽ đảm bảo bạn không bị rơi vào bẫy trong bài thi.
3. Luyện tập Skimming, Scanning để có cách học IELTS Reading hiệu quả hơn
- Skim - Đọc lướt và chú ý đến thành phần chính
- Scan - Dò tìm thông tin từ khóa trong đoạn văn
Đây là 2 kỹ năng quan trọng nhất trong bài thi IELTS Reading. Các em không nên đọc kỹ từng từ trong đoạn văn mà thay vào đó, hãy scan cả đoạn để tìm thông tin cho câu hỏi. Sau khi tìm được từ khóa chỉ thông tin, hãy skim câu hoặc đoạn chứa thông tin đấy - chỉ chú ý đến thành phần chính của câu (CHỦ NGỮ - ĐỘNG TỪ - TÂN NGỮ) chứ không cần quan tâm đến thành phần bổ trợ.
4. Hãy gạch chân các từ khóa quan trọng
Việc gạch chân là một hành động vô cùng hữu ích dành cho bạn. Giúp người học dễ dàng hình dung thứ tự các ý chính trong bài đọc, cũng như tiết kiệm thời gian đọc hiểu bài thi. Bên cạnh đó, việc gạch chân còn giúp bạn kiểm tra kết quả một cách dễ dàng hơn, đảm bảo không bị sai lệch.
Từ khóa mà bạn có thể gạch chân bao gồm những từ khóa chứa nội dung trả lời cho câu hỏi, tên riêng, số điện thoại, tên khoa học hoặc từ đồng nghĩa... Tuy nhiên, tránh trường hợp gạch chân quá nhiều bởi nó sẽ làm bạn rối mắt. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng bút dạ để highlight, hỗ trợ tốt hơn trong việc đánh dấu.
5. Cẩn thận đọc thật kỹ và dò câu trả lời theo câu hỏi
IELTS Reading không chỉ đơn giản là bạn chỉ cần dò theo những từ khớp với câu hỏi. Đôi lúc, điều đó lại lại cái bẫy dẫn dụ bạn vào những lỗi sai cơ bản.
Những từ bạn cần tìm là những từ đồng nghĩa hay những đoạn văn được viết theo cách khác nhưng có cùng nội dung với câu hỏi, để tránh tình trạng không hoang mang khi không tìm được những từ giống với câu hỏi.
Hôm nay cùng ôn tập 3 dạng đề Table completion, Flow-chart completion, True/ False/ Not given qua bài đọc The history of the poster cùng với Langgo để đạt kết quả cao trong phần thi IELTS reading nhé!
Trước khi tham khảo bài đọc hãy chú ý một số vấn đề quan trọng của từng dạng câu hỏi nhé!
* True, False, Not given:
- Luôn đọc chỉ dẫn cẩn thận ;
- Đọc tất cả các câu hỏi cẩn thận, cố gắng hiểu ý toàn câu thay vì tìm keywords. Để ý những từ quan trọng như some hoặc always.
- Cố gắng nghĩ đến nhữn từ đồng nghĩa - synonyms ở trong bài văn. Điều này sẽ giúp bạn xác định được phần chính xác chứa đáp án;
- Nối câu trả lời với phần chứa thông tin trong bài văn;
- Tập trung vào câu hỏi 1 lần nữa và đọc phần chứa thông tin để xác định đáp án. Nhớ rằng ý nghĩa cần đúng chính xác với thông tin trong bài;
- Gạch chân từ chứa thông tin để giúp bạn chọn đáp án. Việc này cũng giúp cho việc kiểm tra lại được dễ dàng hơn;
- Nếu không tìm thấy thông tin, đánh dấu là ‘not given’và sang câu tiếp theo;
- Nếu bạn không thực sự chắc câu trả lời hoặc không tìm thấy câu trả lời, đánh dấu là ‘not given’.
* Flow-chart completion:
- Đọc yêu cầu đề bài và gạch chân: Phần này chính là phần số lượng từ giới hạn mà đề bài cho.
- Chú ý số lượng từ hạn định của đề bài để có thể điền chính xác nhất, nếu điền quá số từ thì cũng không được tính điểm.
- So sánh giữa câu hỏi và câu chứa thông tin xem có đúng nghĩa với nhau không
- Từ cần điền đọc vào có phù hợp về grammar, ngữ nghĩa, từ vựng trong biểu đồ không.
- Đáp án đó có phải là từ trong bài đọc không hay là do mình chế ra, nếu chế ra thì 100% sai rồi khỏi cần check.
- Có đúng với giới hạn từ không. Có đúng với spelling không
- Đọc bài và tìm keywords, thông tin phù hợp để chọn đáp án. Trong lúc đọc bài chú ý tìm keywords, nếu tìm thấy keywords mà mình nghi ngờ có trong 1 đoạn text nào đó mình sẽ phải quay lại câu hỏi để check lại thông tin câu hỏi xem có phải đúng cái đoạn mà mình cần điền đó không, sau đó nếu đúng rồi thì mới đọc kĩ lại để tìm ra câu trả lời.
- Tìm từ phù hợp trong đoạn văn và điền vào chỗ trống trong biểu đồ, không biến đổi từ trong đoạn văn để phù hợp với ô trống, nếu phải biến đổi dạng từ của từ đó thì chứng tỏ từ đó không phải từ cần điền vào ô trống trong biểu đồ.
* Table completion:
- Đọc đề bài: Đề bài ở đây chính là các cụm từ xuất hiện ở phía đầu (Ví dụ: NO MORE THAN THREE WORDS, hoặc NO MORE THAN TWO WORDS AND/OR A NUMBER).
- Đọc các từ xuất hiện trong Table, gạch chân các từ khóa, cố gắng ghi nhớ các từ keywords để khi vào bài reading text sẽ nhớ ra ngay à ở câu hỏi có những keywords đó là những từ mình cần phải tìm để khoanh vùng
- Xác định đoạn thông tin mình cần đọc trong bài text, dựa vào những keywords mình đã highlight trong câu hỏi
- Sau khi đã xác định được khoanh vùng đoạn văn mình nghi ngờ chứa đáp án, check lại câu hỏi 1 lần nữa để confirm lại câu hỏi, sau đó đọc lại đoạn văn khoanh vùng chứa đáp án, xem đã đúng chưa, nếu đúng rồi thì bắt tay vào điền từ. Dựa vào ngữ pháp và ngữ cảnh, dự đoán loại từ cần điền trong ô trống (noun, gerund, verb, adj…)