Phát âm tiếng Anh là kiến thức nền tảng đối với bất kì người học tiếng Anh nào. Dù cho mục đích học tiếng Anh để luyện nói cơ bản hay tiếng Anh học thuật thì bạn cần phải trau chuốt cho mình vốn kiến thức phát âm cơ bản chuẩn bản ngữ ngay từ đầu? Trong bài học này, LangGo sẽ chia sẻ cách phát âm 44 âm cơ bản trong tiếng Anh thuộc bảng phiên âm IPA quốc tế. Cần nắm vững được kiến thức này, kết hợp với luyện tập và kiểm tra thường xuyên, sẽ giúp bạn không chỉ cải thiện vốn tiếng Anh mà còn nhanh chóng "bắn" tiếng Anh vèo vèo nữa đấy.
Tại sao thầy cô, bạn bè hoặc mentor của bạn thường khuyên rằng trước khi học tiếng Anh, cần phải nắm chắc về các nguyên tắc phát âm bởi phát âm chuẩn là nền tảng của giao tiếp và giúp bạn trở nên tự tin hơn.
Sở dĩ nhiều người hay xây dựng thói quen học phát âm tiếng Anh chuẩn quốc tế ngay từ đầu bởi nó giúp bạn đi đúng hướng và rèn luyện thói quen đọc và nói tiếng Anh chuẩn. Nếu học phát âm căn bản sai ngay từ đầu, thứ nhất dẫn đến bạn nói, người đối diện không hiểu hoặc người ta nói, nhưng bạn cũng không hiểu được; thứ hai việc sửa lỗi phát âm sai cực kì khó khăn và tốn nhiều công sức hơn so với việc học phát âm chuẩn từ đầu. Thế nên, cho dù mục đích bạn học tiếng Anh là gì chăng nữa: giao tiếp, học thuật... thì việc có 'gốc' phát âm chuẩn quốc tế vô cùng quan trọng.
Bạn có thấy những người luôn tự tin giao tiếp với người nước ngoài, hoặc thuyết trình tiếng Anh một cách tự nhiên và chuyên nghiệp thường được nhận xét là có phát âm cực kì tốt hay không. Một khi phát âm tiếng Anh chuẩn, bạn đọc hoặc nói điều gì đó sẽ không ngại sai và giúp bạn xóa bỏ rào cản ngôn ngữ dễ dàng, bạn được thể hiện bản thân mình một cách thoải mái và tự tin nhất có thể.
Ngoài ra, hiểu ngôn ngữ tiếng Anh còn giúp bạn thu nạp thêm nhiều kiến thức, tài liệu học tập và làm việc hiệu quả trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hơn thế nữa, luyện phát âm tiếng Anh chuẩn sẽ là bàn đạp để bạn dễ dàng tiếp cận gây thiện cảm với người đối diện, tìm hiểu phong cách sống, văn hóa của người nước ngoài.
1. Tập trung vào các âm vị
Có 44 âm trong tiếng Anh giao tiếp. Trước hết hãy dành thời gian để học thuộc hết tất cả 44 âm để có thể phát âm từ mới bằng cách sử dụng các âm vị.
2. Nghe kỹ
Để nghiên cứu sâu hơn về giọng Mỹ, bạn cần phải nhận ra được đặc trưng của nó. Bạn có phân biệt được giọng Anh Mỹ và Anh Anh không? Có rất nhiều nguồn tài liệu trên mạng Internet giúp bạn nghe và phân biệt giọng Mỹ. Sau đây là một số trang web với nhiều clip tiếng Anh Mỹ:
3. Ghi âm lại
Không ai thích nghe giọng của chính mình cả, nhưng có lẽ đây là cách luyện tập tốt nhất. Bạn có thể cài các ứng dụng ghi âm vào điện thoại di động hoặc máy tính. Mỗi ngày chỉ cần 5 phút nói và ghi âm lại những gì mình nói, sau đó mỗi tối trước khi đi ngủ nghe lại để xem đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình, từ đó tìm cách khắc phục.
4. Nói chậm rãi
Hãy nói tiếng Anh chậm rãi, rõ ràng để tất cả mọi người có thể hiểu hết những gì bạn nói. Đôi lúc trong giao tiếp, bạn nói mà không quan tâm mình phát âm từ đó như thế nào, không chú ý phát âm đúng hay sai. Vì thế, hãy nói từ từ, cố gắng tập trung vào cách bạn phát âm.
5. Lưu tâm đến phát âm
Kĩ năng này đòi hỏi bạn phải nói chậm. Cách duy nhất để bạn có thể cải thiện ngữ điệu nói tiếng Anh của mình là bạn phải nói có suy nghĩ. Cần có sự tập trung và chú ý khi giao tiếp. Hãy bắt đầu từ những cái nhỏ nhất. Mỗi ngày nói tiếng Anh luyện giọng một tiếng và dần dần tăng thời gian luyện tập
6. Âm đặc trưng trong Anh Mỹ “R”
Một trong những đặc trưng của giọng Mỹ là cách phát âm âm “R”. Rất khó cho người học để phát âm âm này theo đúng giọng Anh Mỹ. Bạn có thể tải cách phát âm âm “R” trong bảng âm vị ở phía trên để có thể nghe đi nghe lại nhiều lần và nghiên cứu rõ hơn. Đến khi nào bạn cảm thấy tự tin có thể phát âm đúng thì hãy thử luyện với các câu nhiều âm “R” sau, đừng quên ghi âm lại nhé:
Real weird rear wheels
Real rock wall, real rock wall, real rock wall
Rolling red wagons
7. Nhấn trọng âm
Một số ngôn ngữ, khi phát âm các âm tiết trong từ đều có trọng âm như nhau. Nhưng tiếng Anh giao tiếp thì khác, trong một từ thường có âm tiết được nhấn mạnh hơn, và trong một câu thì một số từ được nhấn mạnh hơn các từ khác. Kĩ năng nghe kỹ sẽ giúp bạn học cách nhấn trọng âm của từ, câu và kĩ năng nói chậm, có lưu tâm sẽ giúp bạn nhấn trọng âm đúng. Dưới đây là một số quy tắc nhấn trọng âm phổ biến:
Nhấn vào âm tiết đầu tiên:
Nhấn vào âm tiết cuối:
>> Đọc thêm trọn bộ quy tắc đánh dấu trọng âm cơ bản trong tiếng Anh
IPA là viết tắt của International Phonetic Alphabet – bảng kí hiệu ngữ âm quốc tế. Theo phân chia bảng phiên âm IPA có 44 âm, bao gồm 20 nguyên âm và 24 phụ âm.
Âm trong tiếng Anh có 2 loại: nguyên âm và phụ âm. Mỗi loại có cách sắp xếp vị trí và cách phát âm khác nhau:
- Nguyên âm :
- Phụ âm : /b/, /d/, /f/, /g/, /h/, /j/, /k/, /l/, /m/, /n/, /ŋ/, /p/, /r/, /s/, /ʃ/, /t/, /tʃ/, /θ/, /ð/, /v/, /w/, /z/, /ʒ/, /dʒ/
Download bảng ngữ âm IPA quốc tế
1. ÂM /i:/
- Hình dáng của môi: Không tròn môi, miệng mở rộng sang hai bên, khoảng cách môi trên và môi dưới hẹp
- Hướng đưa của lưỡi: Mặt lưỡi đưa ra phía trước khoang miệng
- Độ cao của lưỡi: Phía đầu lưỡi cong, đưa lên gần ngạc trên, lưỡi chạm vào hai thành răng trên
- Độ dài của âm: Âm dài. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi ra tự do không bị cản, có thể kéo dài
2. ÂM /ɪ/
- Hình dáng của môi: Không tròn môi, miệng mở rộng sang hai bên nhưng không rộng bằng âm /i:/, khoảng cách môi trên và môi dưới mở hơn một chút so với âm /i:/
- Hướng đưa của lưỡi: Mặt lưỡi đưa ra phía trước khoang miệng, nhưng hơi lùi về sau hơn âm /i:/
- Độ cao của lưỡi: Phía đầu lưỡi cong nhẹ, đưa lưỡi lên cao gần ngạc trên
- Độ dài của âm: Âm ngắn. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi ra tự do không bị cản.
3. ÂM /e/
- Hình dáng của môi: Miệng mở khá rộng sang hai bên, hàm dưới đưa xuống một chút
- Hướng đưa của lưỡi : Mặt lưỡi đưa ra phía trước khoang miệng
- Độ cao của lưỡi: Mặt lưỡi nằm khoảng giữa trong khoang miệng
- Độ dài của âm: Âm ngắn. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi ra tự do không bị cản.
4. ÂM /æ/
- Hình dáng của môi: Miệng mở rộng sang hai bên hết cỡ, hàm dưới đưa xuống hết cỡ
- Hướng đưa của lưỡi: Mặt lưỡi đưa ra phía trước khoang miệng
- Độ cao của lưỡi: Cuống lưỡi đưa xuống thấp gần ngạc dưới
- Độ dài của âm: Âm ngắn. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi ra tự do không bị cản.
5. ÂM /ɜ:/
- Hình dáng của môi: Môi, miệng và hàm mở tự nhiên, thoải mái
- Hướng đưa của lưỡi: Lưỡi để tự nhiên, thoải mái như khi phát âm các nguyên âm trong tiếng Việt
- Độ cao của lưỡi: Mặt lưỡi nằm khoảng giữa trong khoang miệng
- Độ dài của âm: Âm dài. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi ra tự do không bị cản, có thể kéo dài
6. ÂM /ə/
- Hình dáng của môi: Môi, miệng và hàm mở tự nhiên, thoải mái
- Hướng đưa của lưỡi: Lưỡi để tự nhiên, thoải mái như khi phát âm các nguyên âm trong tiếng Việt
- Độ cao của lưỡi: Mặt lưỡi nằm khoảng giữa trong khoang miệng, thấp hơn một chút so với âm /ɜː/
- Độ dài của âm: Âm ngắn. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi ra tự do không bị cản.
7. ÂM /ʌ/
- Hình dáng của môi: Miệng mở khá rộng, hàm dưới đưa xuống thoải mái, tự nhiên.
- Hướng đưa của lưỡi: Lưỡi để tự nhiên, thoải mái như khi phát âm các nguyên âm trong tiếng Việt; hơi đưa về phía sau so với âm /æ/
- Độ cao của lưỡi: Cuống lưỡi đưa xuống thấp gần ngạc dưới
- Độ dài của âm: Âm ngắn. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi ra tự do không bị cản.
8. ÂM /u:/
- Hình dáng của môi: Môi mở tròn, hướng ra ngoài
- Hướng đưa của lưỡi: Mặt lưỡi đưa sâu vào trong khoang miệng
- Độ cao của lưỡi: Phía cuống lưỡi cong, đưa lên cao gần ngạc trên
- Độ dài của âm: Âm dài. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi từ phía trong miệng ra tự do không bị cản, có thể kéo dài
9. ÂM /ʊ/
- Hình dáng của môi: Môi mở khá tròn, hướng ra ngoài, bè hơn một chút so với âm /u:/
- Hướng đưa của lưỡi: Mặt lưỡi đưa khá sâu vào trong khoang miệng, không sâu bằng âm /u:/
- Độ cao của lưỡi: Phía cuống lưỡi cong, đưa lên cao gần ngạc trên, thấp hơn âm /u:/ một chút
- Độ dài của âm: Âm ngắn. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi từ phía trong miệng ra tự do không bị cản.
10. ÂM /ɔ:/
- Hình dáng của môi: Môi mở thật tròn, cả môi trên và môi dưới hướng ra ngoài, hàm dưới đưa xuống
- Hướng đưa của lưỡi: Mặt lưỡi đưa sâu vào trong khoang miệng
- Độ cao của lưỡi: Phía cuống lưỡi nằm khoảng giữa trong khoang miệng, phía đầu lưỡi đưa thấp xuống
- Độ dài của âm: Âm dài. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi từ phía trong miệng ra tự do không bị cản, có thể kéo dài.
11. ÂM /ɒ/
- Hình dáng của môi: Môi mở khá tròn, môi dưới hướng ra ngoài, hàm dưới đưa xuống
- Hướng đưa của lưỡi: Mặt lưỡi đưa sâu vào trong khoang miệng
- Độ cao của lưỡi: Phía đầu lưỡi đưa xuống thấp gần ngạc dưới, thấp hơn một chút so với âm /ɔ:/
- Độ dài của âm: Âm ngắn. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi ra tự do không bị cản.
12. ÂM /ɑ:/
- Hình dáng của môi: Môi mở thật rộng, hàm dưới đưa xuống một chút
- Hướng đưa của lưỡi: Mặt lưỡi đưa sâu vào trong khoang miệng
- Độ cao của lưỡi: Phía cuống lưỡi đưa xuống thấp gần ngạc dưới
- Độ dài của âm: Âm dài. Khi phát âm, dây thanh rung, luồng hơi đi từ phía trong miệng ra tự do không bị cản, có thể kéo dài.
13. ÂM /ɪə/
- Hình dáng của miệng: Chuyển từ âm trước /ɪ/ sang âm giữa /ə/. Khi bắt đầu, miệng mở rộng sang hai bên, ngay sau đó, miệng hơi khép lại, môi mở ra tự nhiên.
- Hướng đưa của lưỡi: Khi bắt đầu, mặt lưỡi đưa ra phía trước khoang miệng và hướng lên trên, ngay sau đó, đưa lưỡi lùi vào giữa khoang miệng.
14. ÂM /eə/
- Hình dáng của miệng: Chuyển từ âm trước /e/ sang âm giữa /ə/. Khi bắt đầu, miệng mở rộng sang hai bên, hàm dưới đưa xuống một chút, ngay sau đó, miệng hơi khép lại, môi mở ra tự nhiên.
- Hướng đưa của lưỡi: Khi bắt đầu, mặt lưỡi đưa ra phía trước và nằm ở giữa khoang miêng, ngay sau đó, đưa lưỡi lùi vào giữa khoang miệng.
15. ÂM /ʊə/
- Hình dáng của miệng: Chuyển từ âm sau /ʊ/ sang âm giữa /ə/
Khi bắt đầu, môi mở khá tròn, hơi bè, hướng ra ngoài, ngay sau đó, miệng hơi mở ra.
- Hướng đưa của lưỡi: Khi bắt đầu, mặt lưỡi đưa vào phía trong khoang miệng và hướng lên gần ngạc trên, ngay sau đó, đưa lưỡi lùi về giữa khoang miệng.
16. ÂM /eɪ/
- Hình dáng của miệng: Chuyển từ âm trước /e/ sang âm trước /ɪ/
Khi bắt đầu, miệng mở rộng sang hai bên, hàm dưới đưa xuống một chút, ngay sau đó, hàm dưới khép lại, miệng vẫn mở rộng sang hai bên.
- Hướng đưa của lưỡi: Khi bắt đầu, mặt lưỡi đưa ra phía trước và nằm ở giữa khoang miệng, ngay sau đó, đưa lưỡi lên gần ngạc trên, vẫn hướng ra phía trước.
17. ÂM /aɪ/
- Hình dáng của miệng: Chuyển từ âm sau /a:/ sang âm trước /ɪ/
Khi bắt đầu, miệng mở rộng hết cỡ, hàm dưới đưa xuống hết cỡ, ngay sau đó, hàm dưới khép lại, miệng mở rộng sang hai bên.
- Hướng đưa của lưỡi: Khi bắt đầu, mặt lưỡi đưa vào trong khoang miệng và phía cuống lưỡi đưa xuống thấp gần ngạc dưới, ngay sau đó, đưa lưỡi ra phía trước khoang miệng và hướng lên gần ngạc trên.
18. ÂM /ɔɪ/
- Hình dáng của miệng: Chuyển từ âm sau /ɔ:/ sang âm trước /ɪ/
Khi bắt đầu, miệng mở thật tròn, hàm dưới đưa xuống, ngay sau đó, hàm dưới khép lại, miệng mở rộng sang hai bên.
- Hướng đưa của lưỡi: Khi bắt đầu, mặt lưỡi đưa vào trong khoang miệng và nằm ở giữa khoang miệng, ngay sau đó, đưa lưỡi ra phía trước khoang miệng và hướng lên gần ngạc trên.
19. ÂM /aʊ/
- Hình dáng của miệng: Chuyển từ âm trước /æ/ sang âm sau /ʊ/
Khi bắt đầu, miệng mở rộng sang hai bên hết cỡ, hàm dưới đưa xuống hết cỡ, ngay sau đó, hàm dưới khép lại, miệng mở tròn.
- Hướng đưa của lưỡi: Khi bắt đầu, mặt lưỡi đưa ra phía trước khoang miệng và đưa xuống thấp gần ngạc dưới, ngay sau đó, đưa lưỡi vào trong khoang miệng và hướng lên gần ngạc trên.
20. ÂM /əʊ/
- Hình dáng của miệng: Chuyển từ âm giữa /ɜ:/ sang âm sau /ʊ/
Khi bắt đầu, môi, miệng và hàm mở tự nhiên, thoải mái, ngay sau đó, hàm dưới khép lại, miệng mở tròn.
Hướng đưa của lưỡi: Khi bắt đầu, mặt lưỡi nằm ở khoảng giữa trong khoang miệng, ngay sau đó, đưa lưỡi vào trong khoang miệng và hướng lên gần ngạc trên.
21. ÂM /p/
- Vị trí cấu âm: Khi bắt đầu, hai môi mím lại thật chặt, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.
- Phương thức cấu âm: Ngay sau đó, hai môi mở ra thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài.
- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.
22. ÂM /b/
- Vị trí cấu âm: Khi bắt đầu, hai môi mím lại thật chặt, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.
- Phương thức cấu âm: Ngay sau đó, hai môi mở ra thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài.
- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.
23. ÂM /f/
- Vị trí cấu âm: Răng cửa trên chạm vào môi dưới.
- Phương thức cấu âm: Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa môi và răng.
- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.
24. ÂM /v/
- Vị trí cấu âm: Răng cửa trên chạm vào môi dưới.
- Phương thức cấu âm: Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa môi và răng.
- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.
25. ÂM /h/
- Vị trí cấu âm: Lưỡi không chạm vào ngạc trên của miệng.
- Phương thức cấu âm: Nhanh chóng đẩy thật nhiều luồng hơi ra ngoài.
- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.
26. ÂM /j/
- Vị trí cấu âm: Miệng mở sang hai bên, lưỡi đưa ra phía trước, giống như khi phát âm /i:/
- Phương thức cấu âm: Ngay sau đó, từ từ hạ lưỡi và hạ cằm xuống và phát âm /ə/. Lưỡi có cảm giác rung khi phát âm. Chú ý không chạm lưỡi vào ngạc trên.
- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay cổ họng để cảm nhận độ rung.
27. ÂM /k/
- Vị trí cấu âm: Khi bắt đầu, cuống lưỡi chạm vào phía trong của ngạc trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.
- Phương thức cấu âm: Ngay sau đó, lưỡi hạ xuống thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài.
- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.
28. ÂM /g/
- Vị trí cấu âm: Khi bắt đầu, cuống lưỡi chạm vào phía trong của ngạc trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.
- Phương thức cấu âm: Ngay sau đó, lưỡi hạ xuống thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài.
- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.
29. ÂM /l/
- Vị trí cấu âm: Đầu lưỡi uốn cong chạm vào ngạc trên, ngay sau răng cửa.
- Phương thức cấu âm: Luồng hơi đi xung quanh mặt lưỡi.
- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay cổ họng để cảm nhận độ rung.
30. ÂM /m/
- Vị trí cấu âm: Hai môi mím lại để chặn luồng hơi đi vào miệng.
- Phương thức cấu âm: Luồng hơi từ mũi đi ra ngoài.
- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay cổ họng để cảm nhận độ rung.
31. ÂM /n/
- Vị trí cấu âm: Lưỡi chạm vào ngạc trên, ngay sau răng cửa, để chặn luồng hơi đi vào miệng.
- Phương thức cấu âm: Luồng hơi từ mũi đi ra ngoài.
- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay cổ họng để cảm nhận độ rung.
32. ÂM /ŋ/
- Vị trí cấu âm: Miệng mở, cuống lưỡi chạm vào ngạc trên để chặn luồng hơi đi vào miệng.
- Phương thức cấu âm: Luồng hơi từ mũi đi ra ngoài.
- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay cổ họng để cảm nhận độ rung.
33. ÂM /r/
- Vị trí cấu âm: Đầu lưỡi lùi vào phía trong khoang miệng. Hai cạnh lưỡi chạm vào hai bên hàm răng trên.
- Phương thức cấu âm: Luồng hơi đi trong miệng và lưỡi có cảm giác rung khi phát âm. Chú ý đầu lưỡi không chạm vào ngạc trên.
- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay cổ họng để cảm nhận độ rung.
34. ÂM /s/
- Vị trí cấu âm: Lưỡi chạm vào mặt trong của răng cửa trên, đầu lưỡi đưa ra ngoài gần chạm vào ngạc trên.
- Phương thức cấu âm: Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và răng cửa trên.
- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.
35. ÂM /z/
- Vị trí cấu âm: Lưỡi chạm vào mặt trong của răng cửa trên, đầu lưỡi đưa ra ngoài gần chạm vào ngạc trên.
- Phương thức cấu âm: Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và răng cửa trên.
- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.
36. ÂM /ʃ/
- Vị trí cấu âm: Mặt lưỡi chạm vào hai hàm răng trên, đầu lưỡi hơi cong và đưa vào trong khoang miệng một chút.
- Phương thức cấu âm: Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và hàm răng trên.
- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.
37. ÂM /ʒ/
- Vị trí cấu âm: Mặt lưỡi chạm vào hai hàm răng trên, đầu lưỡi hơi cong và đưa vào trong khoang miệng một chút.
- Phương thức cấu âm: Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và hàm răng trên.
- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.
38. ÂM /t/
- Vị trí cấu âm: Khi bắt đầu, lưỡi chạm vào mặt trong của răng trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.
- Phương thức cấu âm: Ngay sau đó, lưỡi hạ xuống thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài.
- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.
39. ÂM /d/
- Vị trí cấu âm: Khi bắt đầu, lưỡi chạm vào mặt trong của răng trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.
- Phương thức cấu âm: Ngay sau đó, lưỡi hạ xuống thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài.
- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.
40. ÂM /tʃ/
- Vị trí cấu âm: Đầu lưỡi chạm vào ngạc trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.
- Phương thức cấu âm: Hạ lưỡi xuống và từ từ đẩy luồng hơi ra ngoài.
- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.
41. ÂM /dʒ/
- Vị trí cấu âm: Đầu lưỡi chạm vào ngạc trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.
- Phương thức cấu âm: Hạ lưỡi xuống và từ từ đẩy luồng hơi ra ngoài.
- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.
42. ÂM /θ/
- Vị trí cấu âm: Đầu lưỡi đặt vào giữa răng cửa trên và răng cửa dưới.
- Phương thức cấu âm: Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và răng cửa trên.
- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.
43. ÂM /ð/
- Vị trí cấu âm: Đầu lưỡi đặt vào giữa răng cửa trên và răng cửa dưới.
- Phương thức cấu âm: Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và răng cửa trên.
- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.
44. ÂM /w/
- Vị trí cấu âm: Môi mở tròn, hơi hướng ra ngoài, giống như khi phát âm /u:/
- Phương thức cấu âm: Ngay sau đó, từ từ hạ hàm dưới xuống và phát âm /ə/. Lưỡi có cảm giác rung khi phát âm.
- Đặc tính dây thanh: Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay cổ họng để cảm nhận độ rung.
>> Học chi tiết từng âm tiết: quy tắc, ví dụ và luyện cách phát âm chuẩn giọng Mỹ