Tiếp nối phần 1 và phần 2, chúng mình đã có cách nhìn khái quát về kỳ thi IELTS Listening rồi, trong phần 3 của bài viết này chúng mình hãy đề cập kĩ hơn về Listening Tips nhé! Với những bí kíp này trong tay chắc chắn bạn sẽ tự tin đi thi IELTS hơn rất nhiều.
Bắt đầu chúng mình hãy cùng trả lời câu hỏi được nhiều người băn khoăn ‘Liệu thi IELTS Listening đạt được band 9 có khó không?’ Câu trả lời sẽ là có với nếu như bạn không có chiến lược ôn luyện kĩ càng và chưa có sự luyện tập trước khi thi. Nhưng để đạt được band 9 có khả thi không thì hoàn toàn khả thi. Để đạt được band 9 thì chắc chắn bạn sẽ cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, và đặc biệt chú ý đến một vài điểm về kỳ thi. Bằng việc áp dụng thêm những tips này bạn có thể khiến cho quá trình ôn luyện của mình trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều
Để chuẩn bị cho kỳ thi chắc chắn là không chỉ dựa vào bí kíp mà bạn nên hiểu bạn nên làm gì, chuẩn bị gì trước và trong kỳ thi
A. Bí quyết chuẩn bị trước kỳ thi IELTS Listening:
1. Cải thiện kĩ năng nghe nói chung:
Tại sao mình lại đề cập đến từ nói chung? Bởi mục đích của phần thi IELTS Listening là để kiểm tra khả năng nghe của bạn. Việc bạn luyện tập nhiều đề thi chắc chắn sẽ có ích nhưng điều đó chỉ phần lớn giúp bạn quen với bài test để khi đi thi thật sẽ tự tin làm tốt hơn nhưng không thực sự giúp bạn nhiều trong việc cải thiện kỹ năng nghe để đạt được điểm số IELTS Listening cao. Bạn nên tham khảo nhiều nguồn nghe cũng như luyện tập nhiều dạng bài nghe khác nhau. Bạn nên tham khảo những nguồn Tiếng Anh thiết thực với đời sống hàng ngày như: phim tài liệu, tin tức, show truyền hình,…bằng Tiếng Anh và kết hợp với việc luyện thêm những đề thi IELTS Listening tests
2. Trau dồi vốn từ vựng Tiếng Anh:
Như các bạn cũng biết 1 thi bài Listening sẽ gồm 4 phần
Phần 1: Bạn sẽ nghe đàm thoại giữa 2 người trong ngữ cảnh xã hội hàng ngày
Phần 2: Bạn sẽ nghe 1 đoạn độc thoại trong ngữ cảnh xã hội hàng ngày
Phần 3: Bạn sẽ nghe 1 mẫu đàm thoại giữa tối đa 3-4 người trong ngữ cảnh giáo dục
Phần 4: Bạn sẽ nghe 1 đoạn hội thoại về chủ đề học tập
Khi bạn đã nắm được mỗi phần sẽ hỏi trong ngữ cảnh, chủ điểm nào thì bạn nên bồi dưỡng vốn từ chủ điểm nó để bổ trợ cho khả năng nghe của mình. Ví dụ như section 1 bạn thường nghe về ngữ cảnh đời sống hàng ngày giữa 2 người như: đăng ký khóa huấn luyện thể thao, đặt phòng khách sạn,… bạn có thể học từ vựng về chủ đề thể thao hoặc khách sạn.
B. Bí quyết thi IELTS Listening:
1. Để ý loại từ cần điền:
Ví dụ: Sand, lime and ………………………………… are heated in a furnace until the mixture melts
Từ cần điền ở đây bạn có thể xác định chắc chắn là danh từ
Bạn có thể điền danh từ, động từ, trạng từ hay tính từ? Bạn nên viết ‘N’ cho danh từ và ‘V’ cho động từ và tương tự với tính từ, trạng từ. Điều này sẽ giúp bạn tập trung vào dạng từ cụ thể khi bạn nghe
Không giống như Reading được cho toàn bộ bài đọc và chi tiết câu hỏi, với phần thi Listening bạn phải tập trung để có thể hiểu được tình huống của bài nghe nói về gì, trong tình cảnh nào. Trước mỗi phần bạn sẽ được đưa ra một phần giới thiệu ngắn ‘Now, you will hear a dialogue between…’ hoặc’ you will hear a lecture on….’ Thông tin này sẽ không được viết trong phiếu câu hỏi nên đòi hỏi bạn nghe thật kỹ. Bạn nên note lại là ai là người nói, người tham vấn ý kiến, họ đang bàn về vấn đề gì, ở đâu,.. Điều này sẽ giúp bạn nghe phần cuối của bài nghe dễ dàng hơn
2. Tuyệt đối không để mất tập trung
Bạn nên nhớ rằng bạn chỉ được nghe audio một lần, sẽ không có những lần sau. Vì thế nên nếu như bạn không nghe ra hoặc để mất một vài từ thì bạn hãy chuyển sang câu khác và tập trung xác định dạng từ có thể điền được, hoặc xác định nhanh qua sự khác biệt giữa các đáp án trong câu này. Bạn cũng đừng lo lắng nhé, bạn hãy để trống câu đấy và tập trung câu hỏi hiện tại. Hãy xem lại những câu này vào cuối mỗi phần, nếu không khả năng cao bạn sẽ để trống thêm một vài câu nữa và vướng vào sự lòng vòng không biết audio đang nói đến phần nào. Listening là kỹ năng đòi hỏi bạn hãy làm nhiều việc cùng một lúc: đọc, viết và nghe cùng lúc
3. Chú ý đến một số từ chuyển nghĩa:
Bạn hãy để ý những từ sau trong quá trình nghe: however, but, then,… điều này sẽ giúp bạn dự đoán được người nói chuẩn bị nói gì
4. Không viết câu trả lời quá nhanh
Tip này gắn liền với tip trên. Khi bạn không để ý một số từ ‘dấu hiệu’ như trên và bạn viết câu trả lời luôn sẽ khiến đáp án của bạn sai hoặc tốn thời gian trong việc viết đáp án mới
5. Luôn check lại lỗi sai trong thời gian chuyển tiếp giữa các phần
Giữa mỗi phần bạn sẽ có 30 giây để kiểm tra lại đáp án của mình. Bạn nên đặc biệt chú ý một số lỗi hay mắc như: chính tả, số nhiều và dạng từ. Hãy đảm bảo rằng bạn ghi được điểm chắc chắn cho từng câu một nhé!
Chúc bạn học tốt