Hotline
Tài liệu
Tuyển dụng
Chat
Langgo
Avatar
Bài đăng, 10/02/2020
By Evans

Cách chia động từ trong tiếng Anh tưởng chừng đơn giản nhưng lại có vô vàn nguyên tắc khiến cho người học dễ nhầm lẫn. Với hướng dẫn toàn tập về động từ và cách chia động từ tiếng Anh dưới đây sẽ giúp bạn "nhắm mắt" cũng biết cách chia động từ chính xác.

A. Định nghĩa về động từ

Định nghĩa theo Wikipedia: Động từ là từ dùng để biểu thị hoạt động, trạng thái. Trong ngôn ngữ, động từ gồm hai loại là nội động từ và ngoại động từ. Nội động từ là động từ chỉ có chủ ngữ còn ngoại động từ là động từ có chủ ngữ và tân ngữ. 

Trong tiếng Anh, động từ gần như là thành phần cốt lõi để cấu tạo một câu hoàn chỉnh, bởi động từ thường truyền tải những thông tin quan trọng nhất của một câu. Trong nhiều trường hợp, động từ đứng một mình cũng đã đủ ý nghĩa của một câu. 

Ví dụ:

Tom kicked the ball. (Tom đá quả bóng)
→ Trong ví dụ này, động từ kicked kết hợp với chủ ngữ Tom để trở thành 1 câu có nghĩa hoàn chỉnh.

Say cheese! (Cười lên nào)
→ Trong ví dụ này, câu nói không cần có chủ ngữ, động từ say đứng đầu câu.

B. Phân loại động từ trong tiếng Anh

 1. Phân loại theo Động từ thường và Động từ đặc biệt

  • Động từ thường: Là những động từ được tạo ra bởi hành động của chúng ta hay diễn tả 1 hành động. 

Những hành động được tạo ra bởi tay, mắt, mũi, miệng hay thậm chí cả cơ thể đều là những động từ thường.

Ví dụ: eat, speak, look, watch, run, move... 

  • Động từ đặc biệt

Động từ đặc biệt thường được chia làm 3 loại như sau để thuận tiện hơn cho việc phân biệt:

- Động từ "to be": isamarewaswere.

Tùy trường hợp sử dụng đại từ, chủ ngữ, danh từ trong câu như thế nào thì sẽ chia động từ tobe phù hợp với ngữ cảnh.

- Động từ khiếm khuyết: cancouldmaymightmust...

Khi trong câu có động từ khuyết thiếu thì bắt buộc phải có một động từ thường đi kèm ngay sau đó.

Ví dụ: She can play piano

- Trợ động từ: dodoesdidhave...

Đây là những từ được thêm vào câu trong một số trường hợp như câu phủ định, nghi vấn nhằm mục đích làm rõ ý nghĩa câu và đầy đủ về mặt ngữ pháp.

Ví dụ: Do you know how to say 'Thank you' in Vietnamese?

2. Phân loại Động từ theo chức năng

- Động từ hành động (Action verb): dùng để mô tả một hành động về thể chất hoặc tinh thần. Động từ hành động còn giải thích những hành động mà chủ ngữ trong câu đang hoặc đã làm

Ví dụ: He drinks lots of beer. (Anh ta uống nhiều bia.) 

- Ngoại động từ (transitive verbs): là loại từ mà theo sau nó luôn được sử dụng với tân ngữ (tân ngữ có thể là danh từ, cụm danh từ, đại từ) nhằm diễn tả người hoặc vật bị tác động bởi một hành động của động từ. Nếu thiếu tân ngữ câu sẽ không hoàn chỉnh.
 
Ví dụ: She brings an umbrella

- Nội động từ (intransitive verbs): là loại từ mà theo sau nó không cần sử dụng với tân ngữ mà câu vẫn đầy đủ ý.

Ví dụ: She walks.

- Trợ động từ (auxiliary verbs): là những từ kết hợp với động từ chính để tạo thành câu phủ định, câu hỏi hoặc câu bị động. Ngoài ra, trợ động từ còn có chức năng tham chiếu thời gian.

- Động từ trạng thái (state verbs): là những từ diễn đạt tình trạng của sự vật, sự việc hoặc hiện tượng nào đó.

Những Động từ trạng thái thường gặp: be, have, seem, consist, exist, possess, contain, belong…; các hoạt động tình cảm như like, love, hate…; hoạt động tri thức như: know, understand,..

- Động từ khuyết thiếu (modal verbs): là những từ dùng để miêu tả trạng thái hoặc tình cảm của con người. Nó còn được hiểu như điều kiện để tồn tại sự vật nào đó.

- Cụm động từ (Phrasal verbs): là sự kết hợp của động từ và một từ nào đó tạo nên một ý nghĩa khác so với động từ ngắn ban đầu.

- Động từ bất quy tắc: là những động từ không có quy tắc được sử dụng để chia thì trong câu.

C. Những vị trí của động từ trong câu

Về cơ bản, động từ luôn nằm sau chủ ngữ và có dạng như sau:

S (chủ ngữ) + V (động từ)

Ví dụ:

He runs(Anh ấy chạy bộ)
  S      V
→ Trong câu này, he là chủ ngữ, runs là động từ.

Trong cấu trúc phức tạp hơn, động từ vẫn nằm ngay sau chủ ngữ nhưng sẽ bổ ngữ cho tân ngữ đi kèm sau đó và sẽ có dạng như sau:

S (chủ ngữ) + V (động từ) + O (tân ngữ)

Ví dụ:

He wrote a letter. (Anh ấy viết một lá thư)
 S        V          O
→ Trong câu này, he là chủ ngữ, wrote là động từ và a letter là tân ngữ.

Đặc biệt, các động từ thường trong tiếng Anh không bao giờ được đứng ngay sau một động từ "to be".

Ví dụ: 

️❌ I am stay at home. (câu sai)
✔️ I stay at home. (câu đúng)

Động từ còn có khả năng đứng đầu câu để đưa ra yêu cầu, mệnh lệnh!

Ví dụ:

Look! The child is running.

Be careful! That makes you hurt.

D. Các chia động từ trong tiếng Anh chính xác

1. Động từ chia thì

Trong một câu đơn hoặc một mệnh đề, gắn với một chủ ngữ thì phải có và chỉ có thể có một động từ chia thì:

Ví dụ:

- The sun rises in the East. → rises là động từ chia ở thì hiện tại đơn
- They are watching TV now. → are watching là động từ chia ở thì hiện tại tiếp diễn
- He visited his parents every weekend. → visited là động từ chia ở thì quá khứ đơn

2. Động từ chia dạng

Động từ khi không chia thì sẽ chia theo 1 trong 4 dạng sau đây:

Bare infinitive: Động từ nguyên thể không có to

To-infinitive: Động từ nguyên thể có to

V-ing: Động từ thêm đuôi -ing

Past participle: Động từ ở dạng quá khứ phân từ

Vậy làm sao để chúng ta có thể biết sẽ sử dụng dạng nào vào tình huống nào? Hãy cùng tham khảo 2 cách chia động từ trong tiếng Anh theo dạng dưới đây nhé:

  • TH 1: chia theo dạng cấu trúc V - O - V

Cấu trúc V - O - V là dạng 2 động từ đứng cách nhau bởi 1 túc từ. Công thức chia động từ ở dạng này sẽ có cấu trúc như sau:

Nếu verb-1 là makehave (ở dạng sai bảo chủ động) hay let thì verb-2 sẽ ở dạng bare infinitive (động từ nguyên thể không có to).

Ví dụ:

- I make him go.
- I let him go.

Nếu verb-1 là các động từ chỉ giác quan như hearseefeelnoticewatch... thì verb-2 sẽ là V-ing hoặc bare infinitive

Ví dụ:

- I see him going / go out.

Nếu cũng gặp cấu trúc có dạng V - O - V nhưng không thuộc một trong 2 trường hợp trên thì ta chia ở dạng to-infinitive.

  • TH 2: chia theo dạng cấu trúc V - V

Trường hợp 2 là dạng hai động từ đứng liền kề nhau và không có túc từ ở giữa. Cách chia loại này cũng sẽ có 2 trường hợp cần lưu ý như sau:

Nếu verb-1 là: keep, enjoy, avoid, advise, allow, mind, imagine, consider, permit, recommend, suggest, miss, risk, practice, deny, admit, escape, resist, finish, postpone, mention, prevent, recall, resent, understand, appreciate, delay, explain, fancy, no use, no good, can’t stand, feel like, tolerate, quit, discuss, anticipate, prefer, look for ward to, can’t help thì verb-2 sẽ là V-ing.

Ví dụ: He avoids meeting me.

  • Các trường hợp đặc biệt chia động từ tiếng anh

Riêng các động từ sau đây vừa có thể đi với to-infinitive, vừa có thể đi với V-ing tuỳ theo ngữ nghĩa và ngữ cảnh của từng trường hợp khác nhau.

- Stop:

+ V-ing :nghĩa là dừng hành động đó lại.

Ví dụ: I stop eating. (tôi ngừng ăn)

+ To-infinitive: dừng lại để làm hành động đó.

Ví dụ: I stop to eat. (tôi dừng lại để ăn)

Forget, remember:

+ V-ing: Nhớ (quên) chuyện đã làm

Ví dụ: I remember meeting you somewhere last year. (tôi nhớ đã gặp bạn ở đâu đó hồi năm ngoái)

+ To-infinitive: Nhớ (quên) để làm chuyện gì đó

Ví dụ: Don’t forget to buy me a book. (đừng quên mua cho tôi quyển sách nhé)

- Regret:

+ V-ing: hối hận chuyện đã làm 

Ví dụ: I regret lending him the book. (tôi hối hận đã cho anh ta mượn quyển sách)

+ To-infinitive: lấy làm tiếc để

Ví dụ: I regret to tell you that… (tôi lấy làm tiếc để nói với bạn rằng…)

- Try:

+ V-ing : thử làm gì đó

Ví dụ: I try eating the cake he makes. (tôi thử ăn cái bánh anh ta làm)

+ To-infinitive: cố gắng để…

Ví dụ: I try to avoid meeting him. (tôi cố gắng tránh gặp anh ta)

- Need, want:

+ Need nếu là động từ đặc biệt thì đi với bare infinitive

Ví dụ: I needn’t buy it  need mà có thể thêm not vào là động từ đặc biệt)

+ Need là động từ thường thì áp dụng công thức sau:

Nếu chủ từ là người thì dùng to infinitive

Ví dụ: I need to buy it (nghĩa chủ động)

Nếu chủ từ là vật thì đi với V-ing hoặc quá khứ phân từ

Ví dụ:
- The house needs repairing. (căn nhà cần được sửa chửa)
- The house needs to be repaired.

- Mean:

+ V-ing: mang ý nghĩa

Ví dụ: Failure on the exam means having to learn one more year. (thi rớt nghĩa là phải học thêm một năm nữa)

+ To-infinitive: dự định

Ví dụ: I mean to go out. (tôi dự định đi chơi)

- Go on:

+ V-ing: Tiếp tục chuyện đang làm

Ví dụ: After a short rest, the children go on playing. (trước đó bọn chúng đã chơi)

+ To verb: Tiếp tục làm chuyện khác.

Ví dụ: After finishing the Math problem, we go on to do the English exercises. (trước đó làm toán bây giờ làm tiếng Anh)

- Các mẫu khác:

+ HAVE difficulty /trouble / problem + V-ing 

+ WASTE time /money + V-ing 

+ KEEP + O + V-ing 

+ PREVENT + O + V-ing

+ FIND + O + V-ing

+ CATCH + O + V-ing

+ HAD BETTER + bare infinitive.

- Các trường hợp to + V-ing

Thông thường to đi với nguyên thể nhưng có một số trường hợp to đi với V-ing (khi ấy to là giới từ), sau đây là một vài trường hợp to đi với V-ing thường gặp: Be/get used to, Look forward to, Object to, Accustomed to, Confess to

Ngoài các công thức trên ta dùng to infinitive.

⇒ Từ các ví dụ trên, ta có thể thấy:

  • Động từ chia ở thì (tense) sẽ đứng sau chủ ngữ và từ đó mà ta biết được thời gian xảy ra hành động đó (hiện tại, quá khứ, tương lai).
  • Động từ chia ở dạng (form) sẽ theo một công thức nào đó. (want to do something, see somebody doing something).

>>> Xem thêm các chủ đề học tiếng Anh phổ biến.

Bình luận bài viết
Bài viết cùng chuyên mục
Các loại tính từ trong tiếng Anh: Phân loại và cách sử dụng

Các loại tính từ trong tiếng Anh: Phân loại và cách sử dụng

CẤU TRÚC Apologize - Cách phân biệt cấu trúc Apologize và Sorry chính xác

CẤU TRÚC Apologize - Cách phân biệt cấu trúc Apologize và Sorry chính xác

Mẹo hay học trật tự tính từ trong tiếng Anh chuẩn xác - LangGo

Mẹo hay học trật tự tính từ trong tiếng Anh chuẩn xác - LangGo

Câu trực tiếp - Câu gián tiếp (Reported Speech): Quy tắc chuyển đổi, ví dụ và bài tập

Câu trực tiếp - Câu gián tiếp (Reported Speech): Quy tắc chuyển đổi, ví dụ và bài tập

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí