Hotline
Tài liệu
Tuyển dụng
Chat

1. Chiêu tâm lý đỉnh cao

Chúng ta đều đồng ý rằng, việc đi thi là việc diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, trong khi học là cả một hành trình dài, vì vậy điểm số bài thi không nói lên được hết trình độ của chúng ta vì nó bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài cả khách quan và chủ quan. Khách quan như là không gian phòng thi, người giám khảo. Những yếu tố này thì ta khó có thể kiểm soát được; thế nhưng những yếu tố chủ quan như về tâm lý bản thân mỗi thí sinh là thứ ta có thể hoàn toàn nắm giữ trong tay. Cụ thể, khi đi thi có thể bạn sẽ run và lo lắng,có thể bạn không biết đâu nhưng lúc đó cơ mặt bạn sẽ căng cứng lại, giọng nói run rẩy và tâm trí rối bời, ý tưởng nhảy lung tung trong đầu khiến bạn không thể nhớ nổi mình đã "chém gió" cái gì với giám khảo khi bạn thi xong nữa. Đây là điều hoàn toàn đáng tiếc. Mình sẽ chỉ cho các bạn những cách cực kì hữu hiệu để xử lý vấn đề này nha:

1.1. Tạo ấn tượng ban đầu tốt

Những yếu tố bên ngoài đóng vai trò cực kỳ quan trọng trước khi bạn mở lời với ai đó, nó sẽ tạo ấn tượng ban đầu trong não người đối diện và ấn tượng ban đầu khó thay đổi được. Dù giám khảo được rèn luyện kỹ tới mấy thì những phần thuộc về con người này thì vẫn luôn đúng. Hãy mặc bộ trang phục khiến bạn tự tin, thoải mái nhất, nếu tin vào định mệnh, hãy mặc bộ trang phục đã từng đi kèm với một thành công nào đó của bạn, TIN VÀO SỰ THÀNH CÔNG đó! Hít thật sâu đưa oxy lên não liên tục khi ngồi đợi được gọi tên. Nở nụ cười thật lịch thiệp và trao lời chào gặp gỡ. Sau đó hãy thật chậm rãi và kéo ghế, nguồi xuống thật chắc chắn, đảm bảo bạn giữ lưng thẳng. Những điều tưởng chừng đơn giản này nó sẽ đem lại cho bạn sự tự tin ban đầu rất lớn, là sự khởi đầu tuyệt vời và thuận lợi đó.

1.2. Hãy thật thư thái

Coi buổi phỏng vấn này chỉ như là đang kể chuyện ở part 1, 2; như là phần chia sẻ quan điểm qua lại ở part 3 mà thôi. Tại sao vậy? Giám khảo sẽ không thể nhớ được chi tiết bạn dùng tổng cộng bao nhiêu cụm từ hầm hố, bao nhiêu cấu trúc ngữ pháp khủng. Nhưng, họ sẽ cảm nhận được việc bạn dùng ngôn ngữ một cách tự nhiên và linh hoạt khi kể chuyện hay khi diễn đạt ý của bản thân thế nào đó! Vì vậy hãy cứ thoải mái chia sẻ nhé!

2. Kiến thức & kỹ năng ngôn ngữ

2.1. Tiêu chí chấm điểm

  1. Fluency and Coherence (sự trôi chảy và sắp xếp ý)
  2. Lexical Resource (từ vựng)
  3. Grammatical Range and Accuracy (ngữ pháp và sự chính xác)
  4. Pronunciation (phát âm)

Có 4 tiêu chí như ở trên và có phần mô tả cụ thể cho từng band điểm. Mình trích ra phần mô tả của band 5 và band 8 nhé:

2.2. Các dạng câu hỏi cho 3 parts

Part 1 (4-5 minutes): Breaking the ice - phần mở đầu để làm quen với giám khảo thôi, thường sẽ có các câu hỏi tương tác về đời sống hàng ngày, các chủ đề "casual" như: jobs, study, hometown, likes & dislikes

Part 2 (3-4 minutes): Sân khấu là của bạn - bạn sẽ có 1 tấm thẻ ghi câu hỏi kèm theo những gợi ý cho phần trả lời và 1 phút chuẩn bị, 1-2 phút để nói 1 mình. Có các phần như describe a person/ an object/ a place/ an experience/ event (tả người, tả đồ vật, tả địa điểm, tả trải nghiệm/ sự kiện)

Part 3 (4-5 minutes): Tự tin khoe cá tính - đây là phần thảo luận 2 chiều về quan điểm cá nhân với các chủ đề trừu tượng và vĩ mô hơn - có liên quan tới mục ở part 2, là cơ hội nói dài hơn để thể hiện bản thân. Giám khảo sẽ dựa vào câu trả lời của bạn mà đặt câu hỏi tương tác tiếp theo.

2.3. Bí kíp trả lời từng phần

Part 1: không cần trả lời dài quá, 2-3 câu là đủ, chú trọng vào fluency ở đây, tạo tâm lý thoải mái cho toàn bộ phần sau

Part 2: chuẩn bị sẵn toàn bộ các câu trả lời mẫu cho từng dạng thường ra trong đề thi. Đến đó chỉ cần thay tên của đối tượng trong bài thi yêu cầu thôi, tiết kiệm được thời gian nghĩ phần mở và phần kết. Lưu ý rằng, bạn không nhất thiết phải trả lời toàn bộ theo đúng như câu hỏi gợi ý trong thẻ đề, bạn hoàn toàn nên có cách triển khai ý của riêng mình để câu trả lời thật độc đáo, khác biệt với hàng trăm thí sinh trong ngày. Bạn đang tự hỏi triển khai ý thế nào ư? Hãy phát triển câu trả lời theo hướng giúp bạn giành điểm cao nhất. Bạn có từ vựng nào HAY liên quan tới chủ đề của câu hỏi, viết chúng ta, kể theo hướng dùng được hết chúng. Bạn có thể nói dối không? Có, miễn sao bạn nói dối mà được điểm cao thì vẫn là tin vui bởi thang điểm không có tiêu chí "nói thật". Vậy trong 1 phút mình ngồi viết những gì? Hãy làm theo dàn ý sau cho tất cả dạng đề của part 2:

Introduction
Past
Description
Opinion
Future

Những câu nói mở đầu cho mỗi mục trên là như sau:

Introduction: I’d like to talk about (X). I chose this topic because…
Past: You know, ... sau đó dùng cấu trúc: used to, thì quá khứ đơn giản, quá khứ tiếp diễn và quá khứ hoàn thành
Description: So let me tell you about (X) in a little more detail. Đảm bảo đoạn này bạn có sẵn từ vựng ngon nghẻ liên quan chủ đề trên giấy rồi nhé
Opinion:

If you ask me/In my view/I would say + (opinion on topic). Hoặc, nhấn mạnh ý kiến cá nhân hơn:

I strongly believe that…
As far as I’m concerned…
I’m strongly against…
I’m strongly in favour of….
I’m skeptical of the idea that…
I must admit, I think….
Future: With regards to the future….sau đó dùng 1 loạt cấu trúc thì hiện tại tiếp diễn diễn tả tương lai, be going to, will

Vậy là ăn chắc điểm ngữ pháp rồi!

Part 3: Hãy trả lời thật với kiến thức xã hội của bản thân, phần này yêu cầu bạn phải đọc nhiều, xem nhiều về các lĩnh vực để có kiến thức nền tảng, không thể chém gió được đâu nhé

2.4. Chữa cháy khi gặp "kẻ lạ mặt"

Đôi khi bạn sẽ gặp phải chủ đề lạ hoắc, chưa từng tưởng tượng nó sẽ có trong bài thi. Trong lúc này bạn có thể nói lái đi, hoặc dùng các fillers để nói tạm trong lúc nghĩ

Có 4 cách để kéo dài thời gian nghĩ như sau:

Bình luận
Đăng ký nhận tư vấn miễn phí