Thời điểm cả nước đang phải thực hiện giãn cách xã hội thì việc luyện nói trở nên khó khăn hơn bởi nhiều lý do. Có thể là thiếu bạn để gặp gỡ, hoặc là không được tới lớp gặp thầy cô nên cũng ngại nói dần đều. Thế nhưng, có một câu nói rất nổi tiếng của Jim Rohn là: “If you really want to do something, you’ll find a way. If you don’t, you’ll find an excuse”. Còn rất nhiều cách khác nhau để luyện nói tại nhà các bạn nhé!
1. Tìm một bạn cùng chí hướng, đang quyết tâm ôn luyện
Để bứt phá sau mùa dịch, lên lịch và đều đặn theo lịch đó gọi điện nói với nhau. Trước ngày gọi điện thì nói với nhau trước chủ đề của buổi nói chuyện sẽ là gì hoặc là part mấy của đề thi. Tại sao vậy? Vì có biết trước chủ đề, mình sẽ ôn luyện từ vựng, cấu trúc trước để lúc gọi điện tung chiêu ra. Bạn kia nghe và cùng nhau góp ý theo đúng 4 tiêu chí của speaking là:
- Fluency and coherence (FC) = how clear and structured is your speech.
- Lexical Resource (LR) = how good is your vocabulary.
- Pronunciation (P) = how naturally you sound.
- Grammatical Range and Accuracy (GRA) = how good is your grammar.
Các bạn có thể làm bảng tiêu chí đơn giản từ 1 dến 5 sao thay vì ngồi dò theo thang điểm của IELTS. Dưới đây là mẫu cho các bạn:
Ngày: ______________
Chủ đề: ______________
Part: ____
|
⭐ |
⭐⭐ |
⭐⭐⭐ |
⭐⭐⭐⭐ |
⭐⭐⭐⭐⭐ |
Trôi chảy và logic ý |
|
|
|
|
|
Từ vựng |
|
|
|
|
|
Phát âm |
|
|
|
|
|
Ngữ pháp |
|
|
|
|
|
Và sẽ tuyệt vời hơn nếu như các bạn ghi lại record theo ngày/ tuần và nhìn sự tiến bộ của bản thân, quan sát xem topic nào, tiêu chí nào mình có điểm cao, nhìn vào và cải thiện những phần còn lại. Từ vựng các chủ đề là yếu tố cực kì quan trọng cho bài nói nhé. Nếu có thêm idioms và phrasal verbs theo chủ đề nữa thì sẽ đỉnh nữa.
2. Hãy tự thân vận động
Đúng thế, bạn đồng môn thì cũng khó có thể luyện tất cả các ngày trong tuần với mình được nên tự mình hãy luyện nói. Vậy lúc mình nói có ai nghe đâu mà đánh giá theo bảng được? Hãy nói và ghi âm lại, sau đó nghe lại và tự chấm cho chính mình. Mình đã từng làm cái này, ban đầu hơi xấu hổ nhưng mà thấy nó thực sự hiệu quả. Còn nhớ hồi ở kí túc xá đại học, do trong phòng ồn, mình đã ra ngoài hành lang mặc cho muỗi đốt vẫn ngồi ghi âm đi ghi âm lại đến khi hài lòng. Đây là quy trình yêu cầu sự kiên trì, nhẫn nại; nhưng kết quả bạn nhận được sẽ không khiến bạn thất vọng đâu. Mình đã thành công với nó với điểm số 8.0. Tại sao bạn lại không?
3. Làm bạn với “phim và nhạc”
Vừa giải trí mà lại vừa luyện nói được, tại sao không? Phương pháp ở đây là shadowing. Hát cùng ca sĩ và diễn cùng diễn viên. Tại sao mình lại nhấn mạnh là hát và diễn chứ không phải là nói? Bởi vì mình muốn bạn luyện tiêu chí “pronunciation” bằng phương pháp này. Chúng ta sẽ nghe bài hát, nghe đi nghe lại 1 danh sách khoảng 5 bài trong vòng 1 tuần, cả tuần ấy sẽ chỉ mở 5 bài ấy để quen lời và quen giai điệu luôn, nghe bất cứ khi nào tai rảnh, đây gọi là nghe thụ động. Tiếp đến không thể thiếu là bước nghe chủ động: ngồi xuống, mở 1 trong 5 bài hát đó và hát theo. Có thể nhìn lời nếu chưa nhớ lời, chú ý nhấn nhá lên xuống đúng chỗ mà ca sỹ nhấn nhá. Đoạn nào nghe không rõ hoặc khó hát, tua đi tua lại và hát câu đó nhiều lần. Tiếp đến là phim, học theo phim là cả 1 nghệ thuật. Có thể chọn phim theo chủ đề để có thể học thêm cả từ vựng chủ đề từ phim bên cạnh luyện phát âm và ngữ điệu. Xem phim một lượt và chỉ xem để hiểu nội dung chính và bối cảnh phim, có thể xem phim có phụ đề tiếng Anh nếu trình độ có thể hiểu được khoảng 80%, nếu không, hãy xem phụ đề tiếng Việt ở lần 1 này. Ở lần 2, chọn đoạn phim mình thấy thích nhất và luyện nói với đoạn phim đó. Dừng mỗi câu hoặc cụm tùy theo độ bắt chước của bạn chính xác đến đâu, nói theo y như lời diễn viên, chú ý đến giọng điệu bởi nó giúp bạn nghe tự nhiên hơn bởi giọng điệu truyền đạt rất nhiều thông tin như cảm xúc, thái độ.
4. Một số lưu ý khác
Với phương pháp số 2, để tập trung vào phát triển vào grammar và coherence, các bạn có thể chú ý viết ra dàn ý trước khi nói. Mình hay sử dụng dạng mapping và viết ra những grammar mình muốn dùng được ở câu trả lời. Tiếp đến là để rèn luyện não bộ luôn có coherence ở mỗi lần nói thì luyện tập thật nhiều với công thức P.E.E. (point-explanation-example). Bất cứ part mấy của đề thi cũng đều theo công thức này dể tăng điểm coherence. Như vậy với 1 câu hỏi mình sẽ lập map, chia ý lớn nhỏ theo sơ đồ cây. Dưới đây là một ví dụ điển hình:
What will houses be like in the future?
Nhận dạng luôn đây là câu hỏi về tương lai, huy động cấu trúc nói về tương lai trong đầu ngay và viết xuống
Ghi nhớ rằng take notes thật ngắn gọn để rèn luyện tư duy nhanh, kẻo đến ngày thi giám khảo lại ngồi nhìn mình take notes ^^. Chúc các bạn thành công!