Liệu người Mỹ và người Anh có thực sự chia sẻ một loại ngôn ngữ là ‘Tiếng anh’?. Đã bao giờ bạn cảm thấy thắc mắc tại sao mình có thể nghe hiểu được một người Mỹ, cảm thấy họ nói rất dễ nghe tuy nhiêu khi gặp một người Anh thì đôi khi câu chuyện lại không đơn giản như vậy. Câu hỏi đầu bài mình sẽ trả lời luôn là: ‘’Đúng vậy’’! Ngôn ngữ họ nói cùng là tiếng Anh và sự khác biệt ở đây không chỉ giữa British Accent và American Accent, mà trong nhiều từ,dù cùng nghĩa họ cũng sẽ có những từ khác nhau nữa . Đơn thuần mình có từ rất hay được đề cập đến là ‘Kỳ nghỉ’ : Người Anh sẽ nói là ‘’Holiday’’ /ˈhɒlədeɪ/ ; Người Mỹ sẽ nói là ‘’Vacation’’ /veɪˈkeɪʃn/. Nên hãy cùng mình khám phá những điểm khác biệt giữa Anh-Anh và Anh-Mỹ nhé. Điều này sẽ giúp cho bạn rất nhiều trong phần nghe IELTS Listening nữa đó.
Người Mỹ thường thấy những người Anh sẽ có cách nói và viết khá thú vị và điều ngược lại cũng đúng người Anh đôi khi cũng ngạc nhiên và thích thú với sự khác biệt này. Điều khác biệt đầu tiên chắc chắn phải đề cập đến là Spelling ( như mình đề cập như ví dụ về cụm từ ‘’kì nghỉ’’ ) và đương nhiên rồi cả Accents – giọng điệu nữa.
1) Vậy làm thế nào để có thể nói giọng Anh-Anh?
Điều này sẽ phụ thuộc vào bạn muốn nói British accent nào (trong British accent mình cũng chia ra nhiều giọng điệu khác nhau nữa nhé). Một giọng điệu phổ biến mà bạn có thể chưa biết là ‘’Cockney Accent’’ – giọng điệu được nói nhiều nhất bởi tầng lớp người lao động ở London. Một số những đặc trưng như cách phát âm ‘’TH’’ nhưng lại giống âm ‘’F’’ và bỏ qua âm ‘’H’’ ở đầu từ ( như ví dụ ‘’Holiday’’ sẽ là ‘’oliday’’)
Hoặc bạn có thể thích giọng chuẩn ‘’Queen’s English’’. Giọng điệu này thường được nói bởi người ngừoi có vị thế trong xã hội như những thành viên trong gia đình Hoàng gia Anh. Dấu hiệu nhận biết của British accent chuẩn ‘’Queen’s English’’ là âm ‘’H’’ được phát âm rõ ở đầu từ , sự ‘’biến mất’’-không nghe rõ của âm ‘’r’’ trong từ ( ví dụ như heart) và nguyên âm dài ( khiến từ ‘’darling’’ nghe như ‘’dahhhhhhling’’)
2) Tại sao người Mỹ lại gọi ‘’Football’’ là ‘’Soccer’’?
Một điều tưởng chừng như hiển nhiên khi nửa dân số thế giới thường gọi ‘’bóng đá’’ trong Tiếng Anh là ‘’football’’, nhưng có thể bạn không biết tại sao người Mỹ lại thay bằng từ ‘’soccer’’. Bạn có thể không tin nhưng từ ‘’soccer’’ bắt nguồn từ nước Anh không phải Mỹ.
Trong những năm 1800, những trường Đại học Anh bắt đầu chơi một trò chơi giống thời Trung Cổ - được biết tới là biến thể của bóng đá. Và một trong những version khác đó có một trò chơi được gọi là ‘’association football,” và được người Anh gọi là bóng đá cho ngắn. Khi môn thể thao này cập bến đến nước Mỹ thì vẫn được gọi là ‘’Soccer’ và cái tên đó đi theo tới tận bây giờ. Nên nếu bạn nói đến ‘’football’’ người Mỹ sẽ hiểu là môn thể thao ‘’ Bóng bầu dục’’ thay vì môn thể thao vua ‘’Bóng đá’’
3) Tại sao người Mỹ thường bỏ chữ ‘’U’’?
Một trong những sự khác biệt dễ nhận biết nhất trong vốn từ giữa Anh-Anh và Anh-Mỹ là việc sự dụng chữ ‘’U’’. Ví dụ như từ ‘’màu’’, sẽ có từ ‘’colour’’ hay từ ‘’vinh hạnh’’ – Honour. Với người Mỹ, chữ ‘’U’’ trông có vẻ ‘’lỗi thời’’ và thay vào đó họ sẽ nói ‘’color’’ và ‘’Honor’’.
4) Điều khác biệt giữa Anh-Anh và Anh-Mỹ?
Chúng mình đã viết về những điểm khác biệt chính trong phần trả lời phía trên nhưng sẽ có một số những đặc điểm khác biệt có thể đưa ra về mặt ngôn ngữ học, chúng mình sẽ đề cập ở phần phía dưới nhé
Accent
Sẽ rất là khó để đưa ra sự phân biệt rạch ròi giữa U.S và U.K accents vì mỗi nước sẽ còn từng vùng và giữa các vùng lại tiếp tục có sự khác biệt về accent nữa (như người dân ở bang Texan và thành phố New York đều là ngườ Mỹ nhưng họ cũng có giọng điệu khác nhau, điều đó cũng đúng ở Anh, giữa London, Manchester hay Glasgow ít nhiều có giọng điệu khác biệt)
Tuy nhiên có thể đưa ra một số sự khác biệt chung. Người Mỹ nói chung thường phát âm mọi âm ‘’r’’ ở mọi từ trong khi người Anh có xu hướng chỉ phát âm rõ ‘’r’’ khi nó ở đầu từ.
Ngoài ra còn một số sự khác biệt giữa Anh-Mỹ và Anh-Anh ở phần: spelling (chính tả), vocabulary (từ vựng), ngữ pháp (grammar). Sau đây là một số ví dụ:
Spelling
American English |
British English |
color |
colour |
behavior |
behaviour |
theater |
theatre |
meter |
metre |
organize |
organise |
traveled |
travelled |
Vocabulary
American English |
British English |
apartment |
flat |
college |
university |
theater |
theatre |
vacation |
holiday |
chips |
crisps |
(french) fries |
chips |
the movies |
the cinema |
soda / pop / coke / soft drink |
soft drink / fizzy drink |
sneakers / tennis shoes |
trainers |
sweater |
jumper |
mailbox |
postbox |
band-aid |
plaster |
drugstore |
chemist’s |
soccer |
football |
cookie |
biscuit |
Grammar
Giới từ (Prepositions)
Điểm khác biệt dưới đây chỉ là quy tắc chung. Anh-Mỹ thường ảnh hưởng bởi Anh-Anh thông qua văn hóa đại chúng và điều ngược lại cũng đúng. Vì thế, một số sự khác biệt về giới từ thường không được đề cập đến nhiều
American English |
British English |
I’m going to a party on the weekend. |
I’m going to a party at the weekend. |
What are you doing on Christmas? |
What are you doing at Christmas? |
Monday through Friday. |
Monday to Friday. |
It’s different from/than the others. |
It’s different from/to the others. |
Quá khứ đơn (Past Simple) vs Hiện tại hoàn thành (Present Perfect)
Người Mỹ thường có xu hướng sử dụng thì Quá khứ đơn khi mô tả thứ gì đó đang diễn ra gần đây, trong khi người Anh sẽ sử dụng Hiện tại hoàn thành
American English |
British English |
I ate too much. |
I’ve eaten too much. |
I went to the store. |
I’ve been to the shop. |
Did you get the newspaper? |
Have you got the newspaper? |
Dạng phân từ 2 và phân từ 3 của ‘get’
American English |
British English |
get — got — gotten |
get — got — got |
I haven’t gotten any news about him. |
I’ve not got any news about him. |
Bài viết trên đã tổng hợp lại một số câu hỏi, thắc mắc cũng như ví dụ xoay quanh sự khác biệt giữa Anh-Anh và Anh-Mỹ. Việc bạn nắm bắt được những sự khác biệt này sẽ giúp ích cho bài rất nhiều trong việc nghe, hiểu của IELTS Listening nói riêng và Tiếng Anh nói chung, mong bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho bạn!
Dịch từ Babbel Magazine, tác giả: Dylan Lyons.