Hotline
Tài liệu
Tuyển dụng
Chat

Có nhiều loại chứng chỉ khác nhau và mỗi chứng chỉ sẽ phù hợp với một mục đích và những đối tượng khác nhau. Ví dụ như hộ chiếu là để đi nước ngoài, thẻ căn cước là để dùng trong nước, thẻ ATM là để rút tiền, v.v. thì chứng chỉ IELTS, TOEFL, TOEIC, Cambridge cũng như vây. Bài viết này sẽ phân biệt cho các bạn về đối tượng nào phù hợp với chứng chỉ nào, dạng bài thi của từng loại chứng chỉ giống và khác nhau ra sao. Từ đó, các bạn sẽ có cái nhìn tổng quan và biết cách tìm cho mình chứng chỉ nào phù hợp với bạn nhất.

1. Ai nên thi chứng chỉ nào?

1.1. IELTS

IELTSviết tắt của từ International English Language Testing System (tạm dịch: Hệ thống kiểm tra tiếng Anh quốc tế) được sáng lập bởi 3 tổ chức ESOL thuộc Đại học Cambridge, Hội đồng Anh và tổ chức giáo dục IDP (Úc) vào năm 1989.

Đây là một chứng chỉ tiếng Anh rất phổ biến, quan trọng dành cho những người muốn đi du học Anh, Mỹ, Canada… hay muốn định cư, làm việc lâu dài ở nước ngoài, cũng là một yêu cầu bắt buộc đối với việc di cư đến Australia và Canada. Bài thi IELTS được sử dụng để đánh giá khả năng ngôn ngữ của người muốn học tập hoặc làm việc tại nơi mà tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp.

1.2. TOEFL

TOEFLviết tắt của Test Of English as a Foreign Language, là bài thi được tiêu chuẩn hóa nhằm đánh giá khả năng thông thạo của người học và người sử dụng tiếng Anh (Mỹ). Bài kiểm tra này bao gồm các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết.

Sự ra đời TOEFL: Do Cơ quan khảo thí giáo dục (Mỹ) (Educational Testing Service - ETS) và được tổ chức trên toàn thế giới. Bài thi lần đầu được tổ chức vào năm 1964. Kì thi đã được tổ chức ở các quốc gia Mĩ, Canada, Pháp, Đức và Ý vào năm 2005 và các quốc gia khác vào năm 2006. Tại VN, chỉ có Viện Giáo dục quốc tế (IIE, Mỹ) được ETS (Educational Testing Service) cho phép tổ chức các kỳ thi TOEFL.

TOEFL dành riêng cho những người sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ nhằm mục đích học tập, nghiên cứu,mang tính chất hàn lâm. Chính vì vậy TOEFL được các trường ĐH ở Bắc Mỹ và Canda nói chung và các nước đang theo hệ thống giáo dục của Mỹ nói riêng làm yêu cầu, điều kiện nhập học.

Trong một bài thi TOEFL, rất nhiều câu hỏi khó được đặt ra, đòi hỏi thí sinh phải có một vốn từ Tiếng Anh đồ sộ và sử dụng nhuần nhuyễn Anh ngữ. Chính vì vậy, TOEFL được xem là một trong số những bài thi khó nhất đồng thời lệ phí đắt nhất trong các bài thi lấy chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế.Thế nên, có một chứng chỉ TOEFL cũng giống như việc có một viên ngọc quý trong tay, ai ai cũng sẽ trầm trồ khen ngợi bạn và các công ty tuyển dụng hầu như sẽ bị thuyết phục hoàn toàn.

1.3. TOEIC

TOEIC (viết tắt của Test of English for International CommunicationBài kiểm tra tiếng Anh giao tiếp quốc tế) là một bài thi nhằm đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh dành cho những người sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ (không phải tiếng mẹ đẻ), đặc biệt là những đối tượng muốn sử dụng tiếng Anh trong môi trường giao tiếp và làm việc quốc tế. Kết quả của bài thi TOEIC phản ánh mức độ thành thạo khi giao tiếp bằng tiếng Anh trong các hoạt động như kinh doanh, thương mại, du lịch…

Trước đây tại Việt Nam, nhiều công ty, doanh nghiệp, tổ chức… thường sử dụng chứng chỉ tiếng Anh phân chia theo cấp độ A, B, C (chứng chỉ ABC) như một tiêu chí ngoại ngữ để đưa ra quyết định về tuyển dụng, bổ nhiệm, sắp xếp nhân sự hay bố trí nhân viên tu nghiệp tại nước ngoài. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, chứng chỉ TOEIC nổi lên như một tiêu chuẩn phổ biến hơn để đánh giá trình độ thông thạo tiếng Anh của người lao động.

1.4. Cambridge

Cambridge ESOL (Hội đồng khảo thí Tiếng Anh trường Cambridge) là một bộ phận của trường đại học Cambridge ở Anh quốc, đồng thời là một tổ chức có uy tín, dẫn đầu cả thế giới trong việc tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực Tiếng Anh ở mọi lứa tuổi và mọi trình độ. Chứng chỉ Cambridge ESOL là câu thần chú bắt buộc để bước vào cánh cổng các trường đại học, học viện, cao đẳng danh tiếng trên thế giới và các công ty lừng danh như Sony, Royal Dutch Shell, Wal-Mart Stores…

Các kỳ thi được phân chia và chấm điểm, đánh giá dựa trên Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu (CEFR), theo đó có 6 cấp độ để đánh giá năng lực Anh ngữ của các thí sinh từ thấp tới cao là: A1-A2-B1-B2-C1-C2. Khung trình độ chung Châu Âu (hình dưới) là cơ sở để thiết kế giáo trình giảng dạy, chương trình giảng dạy và cách thức ra đề thi…. được sử dụng rộng rãi ở các nước châu Âu.

Chứng chỉ YLE, viết tắt của Young Learners English Test, là kỳ thi Tiếng Anh dành cho trẻ em từ 7 đến 12 tuổi gồm 3 cấp độ: starters (dành cho người mới bắt đầu), movers (tương đương với cấp độ A1 trong khung tham chiếu Châu Âu), và flyers (tương ứng với cấp độ A2).

Các kỳ thi KET ,PET, FCE, CAE, CPE là các kỳ thi dành cho học sinh, sinh viên và người lớn, và tương ứng với nó là 5 cấp độ tăng cao dần KET (A2) – PET (B1) – FCE (B2) – CAE (C1) – CPE (C2).

Vừa qua vào cuối tháng 10 năm 2019, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã có buổi tiếp ông Ed Vaizey - Đặc phái viên thương mại của Thủ tướng Anh đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Tại đây, hai bên đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giáo dục giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Liên hiệp Vương quốc Anh.

Hiện nay, học sinh cấp 1 sở hữu chứng chỉ này là cơ hội quan trọng để thi vào các trường chuyên, trường quốc tế... Chính vì thế, chứng chỉ tiếng Anh quốc tế Cambridge được coi là “ Chứng chỉ vàng”, cơ hội để các em thử sức với 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc viết, nhất là kỹ năng giao tiếp tự tin cùng giáo viên nước ngoài. Đặc biệt các chứng chỉ của Đại học Cambridge đều có giá trị vĩnh viễn, tạo điều kiện cho thí sinh có thể sử dụng bất cứ thời điểm nào kể từ ngày nhận chứng chỉ.

Hiện nay có rất nhiều trường yêu cầu chứng chỉ quốc tế Cambridge (Starters, Movers, Flyers) là điều kiện cần và đủ xét vào cấp 2, nhưng không phải là bắt buộc hoàn toàn tất cả các trường cấp 2 trên toàn quốc, chỉ có những trường chuyên ngữ và trường quốc tế mà trong điều kiện xét tuyển của trường đó có yêu cầu chứng Cambridge này.

Hầu hết trong số đó đều yêu cầu học sinh phải có ít nhất một trong các yếu tố sau mới được xét vào lớp tăng cường: Sở hữu chứng chỉ tiếng Anh Starters, Movers, Flyers; hoặc có bằng TOEFL Primary Step. Theo đó, hết lớp 2, trẻ phải có chứng chỉ Starters, xong lớp 4 phải có chứng chỉ Movers, xong lớp 5 phải có bằng Flyers thì năm tiếp theo mới được học lớp tiếng Anh tăng cường.

Nói tóm lại,

  • Nếu bạn là người lao động có chuyên môn không liên quan tới giảng dạy ngoại ngữ, nghiên cứu, hay chuyên gia ngôn ngữ mà chỉ cần 1 chứng chỉ Anh văn để có 1 công việc ổn định thì chỉ cần đến bằng TOEIC. TOEIC có khả năng đánh giá khả năng giao tiếp tiếng Anh của mỗi người trong cuộc sống hằng ngày và quốc tế. Với các công ty lớn nhỏ trong nước hiện nay, họ đánh giá chủ yếu qua điểm thi TOEIC. Phù hợp sinh viên, người đi làm
  • Nếu bạn là học sinh lớp 12, hay là sinh viên có ý định đi du học, nghiên cứu, học thạc sỹ, tiến sỹ, định cư nước ngoài, thì 2 loại bằng phổ biến và thông dụng là IELTS, TOEFL. Dựa trên điểm của IELTS, TOEFL mà các trường nước ngoài tiếp nhận học sinh vào trường. Phù hợp đối tượng theo đuổi sự nghiệp học thuật, nghiên cứu

Các nước theo hệ thống giáo dục Anh thường chỉ yêu cầu IELTS.

Các nước theo hệ thống giáo dục của Mỹ thường cần đến TOEFL.

Cụ thể, theo quy chế tuyển sinh mới nhất từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm 2017, Bên cạnh những đối tượng thuộc diện ưu tiên tuyển thẳng trong quy chế tuyển sinh, nhiều trường Đại học đã mở rộng cơ hội tuyển thẳng đối với các thí sinh sở hữu chứng chỉ tiếng Anh quốc tế 6.5 IELTS trở lên. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra quyết định miễn thi môn ngoại ngữ trong kỳ thi THPT quốc gia đối với học sinh đạt chứng chỉ từ 4.0 IELTS.

Ngoài ra, nhiều trường đại học tại Việt Nam như ĐH Ngoại thương, ĐH Thương mại, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, ĐH Hàng hải… đều miễn thi học phần tiếng Anh nếu sinh viên có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế là IELTS hoặc TOEFL.

Như vậy IELTS và Cambridge là 2 loại chứng chỉ cực kỳ phổ biến tại Việt Nam và có sự đa dạng sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau.

  • Nếu bạn có con là học sinh cấp 1,2,3, sinh viên hoặc là người đi làm thì có thể thi chứng chỉ Cambridge vì nó có nhiều dạng chứng chỉ khác nhau để lựa chọn. Hiện nay nhiều trường dùng chứng chỉ Cambridge để xét duyệt vào trường quốc tế, trường chuyên, lớp tăng cường.

2. Phân biệt các chứng chỉ

2.1. Giống nhau

Các kỹ năng được đánh giá:

cả 4 kỹ năng

Giá trị sử dụng:

nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới

2.2. Khác nhau

Thời hạn chứng chỉ có giá trị:

2 năm đối với IELTS, TOEIC và TOEFL; vĩnh viễn với Cambridge

Chi phí và địa điểm đăng ký

  • Đối với bằng TOEIC:

Lệ phí thi: 790 000 VNĐ tại Văn phòng IIG Việt Nam. Thí sinh đăng ký muộn nhất trước 01 ngày thi (nếu còn chỗ).

Nếu đăng ký tại các đơn vị đối tác, bạn có thể sẽ phải trả thêm một khoản phí.

  • Đối với bằng IELTS:

Lệ phí cho kỳ thi IELTS là 4.500.000 VNĐ tại Hội đồng Anh (nếu đăng ký tại các đơn vị đối tác, bạn có thể sẽ phải trả thêm một khoản phí).

  • Đối với bằng TOEFL:

Lệ phí thi: 85 USD (khoảng 1 870 000 VNĐ). Tại VN, địa điểm thi do IIE quy định

  • Đối với bằng Cambridge:

Lệ phí thi: ~750 000 VNĐ. Tại trung tâm tổ chức kiểm tra được ủy quyền, do đó bạn sẽ cần phải tìm một trung tâm tại một nước gần đó. Có 2.700 trung tâm tổ chức các kỳ thi Cambridge English trên toàn thế giới.

Cấu trúc đề thi:

IELTS

Dạng bài thi: IELTS đánh giá toàn diện 4 kỹ năng nghe, nói, đọc và viết. Tất cả các thí sinh sẽ thi giống nhau ở 2 kỹ năng nghe và nói. Tuy nhiên, thí sinh thi hình thức học thuật (chứng chỉ IELTS Academic) và thí sinh thi loại hình không học thuật (chứng chỉ IELTS General Training) sẽ thi khác nhau ở phần thi đọc và viết.

Hình thức Học thuật (Academic) dành cho mục đích du học. Hình thức này đánh giá xem thí sinh đã sẵn sàng cho việc học tập hoặc nghiên cứu bằng tiếng Anh ở bậc đại học hay sau đại học hay chưa. Dựa trên kết quả của các phần thi này mà thí sinh có thể được tiếp nhận vào đại học hoặc trên đại học.

Hình thức không học thuật (General training) dành cho mục đích định cư hay đi làm. Hình thức này nhấn mạnh các kỹ năng giao tiếp cơ bản trong đời sống xã hội và học tập rộng lớn. Hình thức General Training phù hợp với các thí sinh chuẩn bị sang các nước nói tiếng Anh để hoàn thành bậc học trung học, học nghề hoặc tham dự các khóa đào tạo không thuộc bậc đại học, hoặc vì mục đích định cư.

Tham khảo các khóa luyện thi IELTS online và offline, lộ trình và tài liệu luyện thi miễn phí của LangGo tại website: https://langgo.edu.vn/

TOEFL

Dạng bài thi: Bài thi TOEFL kéo dài trong 4 giờ và gồm có 4 phần, đòi hỏi thí sinh phải sử dụng thành thạo 4 kĩ năng.

Nội dung của bài thi tập trung vào việc sử dụng tiếng Anh trong môi trường đại học hoặc cao học. TOEFL có 2 dạng:

TOEFL quốc tế iBT (International TOEFL): bằng này do hệ thống giáo dục của Mỹ tổ chức thi và cấp bằng. Bằng này được quốc tế công nhận.

TOEFL nội bộ ITP (Institutional TOEFL): bằng này do một tổ chức giáo dục, một trường nào đó tổ chức thi và cấp bằng. Loại bằng này không được công nhận rộng rãi như TOEFL quốc tế.

TOEIC

Bài thi TOEIC truyền thống là một bài kiểm tra trắc nghiệm bao gồm 02 phần: phần thi Listening (nghe hiểu) gồm 100 câu, thực hiện trong 45 phút và phần thi Reading (đọc hiểu) cũng gồm 100 câu nhưng thực hiện trong 75 phút. Tổng thời gian làm bài là 120 phút (2 tiếng).

  • Phần thi Nghe hiểu (100 câu / 45 phút): Gồm 4 phần nhỏ được đánh số từ Part 1 đến Part 4. Thí sinh phải lần lượt lắng nghe các đoạn hội thoại ngắn, các đoạn thông tin, các câu hỏi với các ngữ âm khác nhau như: Anh – Mỹ, Anh – Anh, Anh – Canada & Anh – Úc để trả lời.
  • Phần thi Đọc hiểu (100 câu / 75 phút): Gồm 3 phần nhỏ được đánh số từ Part 5 đến Part 7 tương ứng với 3 loại là câu chưa hoàn chỉnh, nhận ra lỗi sai và đọc hiểu các đoạn thông tin. Thí sinh không nhất thiết phải làm tuần tự mà có thể chọn câu bất kỳ để làm trước.

Mỗi câu hỏi đều cung cấp 4 phương án trả lời A-B-C-D (trừ các câu từ 11-40 của part 2 chỉ có 3 phương án trả lời A-B-C). Nhiệm vụ của thí sinh là phải chọn ra phương án trả lời đúng nhất và dùng bút chì để tô đậm ô đáp án của mình. Bài thi TOEIC không đòi hỏi kiến thức và vốn từ vựng chuyên ngành mà chỉ tập trung với các ngôn từ sử dụng trong công việc và giao tiếp hàng ngày. Chi tiết về nội dung của từng phần thi có thể tham khảo tại đây

Bài thi TOEIC Speaking & Writing

Ngoài bài thi TOEIC truyền thống (Listening & Reading), bạn có thể tham dự thêm bài thi TOEIC Speaking (Nói) & Writing (Viết) để có thể đáp ứng cả 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết mà nhiều vị trí ứng tuyển đòi hỏi. Bạn cũng cần lưu ý: Theo khuyến nghị của ETS, nếu đạt trên 500 điểm với bài thi TOEIC Listening & Reading thì bạn nên tham dự cả bài thi TOEIC Speaking & Writing để đánh giá đầy đủ cả 2 kỹ năng Nói & Viết. Điểm số của bài thi này được chia ra các cấp độ khác nhau được gọi là “các cấp độ thành thạo” (proficiency levels) chứ không dùng thang điểm như bài thi TOEIC Listening & Reading.

Cambridge

Các bạn vui lòng tham khảo tại đây

Thang điểm đánh giá:

IELTS (0-9)

Band score

Skill level

Description

Band 9 Expert user You have a full operational command of the language. Your use of English is appropriate, accurate and fluent, and you show complete understanding.
Band 8 Very good user You have a fully operational command of the language with only occasional unsystematic inaccuracies and inappropriate usage. You may misunderstand some things in unfamiliar situations. You handle complex detailed argumentation well.
Band 7 Good user You have an operational command of the language, though with occasional inaccuracies, inappropriate usage and misunderstandings in some situations. Generally you handle complex language well and understand detailed reasoning.
Band 6 Competent user Generally you have an effective command of the language despite some inaccuracies, inappropriate usage and misunderstandings. You can use and understand fairly complex language, particularly in familiar situations.
Band 5 Modest user You have a partial command of the language, and cope with overall meaning in most situations, although you are likely to make many mistakes. You should be able to handle basic communication in your own field.
Band 4 Limited user Your basic competence is limited to familiar situations. You frequently show problems in understanding and expression. You are not able to use complex language.
Band 3 Extremely limited user You convey and understand only general meaning in very familiar situations. There are frequent breakdowns in communication.
Band 2 Intermittent user You have great difficulty understanding spoken and written English.
Band 1 Non-user You have no ability to use the language except a few isolated words.
Band 0 Did not attempt the test You did not answer the questions.

TOEFL (0-120)

Skill Level

Reading

Advanced (24–30)
High-Intermediate (18–23)
Low-Intermediate (4–17)
Below Low-Intermediate (0–3)

Listening

Advanced (22–30)
High-Intermediate (17–21)
Low-Intermediate (9–16)
Below Low-Intermediate (0–8)

Speaking

Advanced (25–30)
High-Intermediate (20–24)
Low-Intermediate (16–19)
Basic (10–15)
Below Basic (0–9)

Writing

Advanced (24–30)
High-Intermediate (17–23)
Low-Intermediate (13–16)
Basic (7–12)
Below Basic (0–6)

TOEIC (100-990)

  • TOEIC 100 – 300 điểm: Trình độ cơ bản. Khả năng giao tiếp tiếng Anh kém.
  • TOEIC 300 – 450 điểm: Có khả năng hiểu & giao tiếp tiếng Anh mức độ trung bình. Là yêu cầu đối với học viên tốt nghiệp các trường nghề, cử nhân các trường Cao đẳng (hệ đào tạo 3 năm).
  • TOEIC 450 – 650 điểm: Có khả năng giao tiếp tiếng Anh khá. Là yêu cầu chung đối với SV tốt nghiệp Đại học hệ đào tạo 4-5 năm; nhân viên, trưởng nhóm tại các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.
  • TOEIC 650 – 850 điểm: Có khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt. Là yêu cầu đối với cấp trưởng phòng, quản lý điều hành cao cấp, giám đốc trong môi trường làm việc quốc tế.
  • TOEIC 850 – 990 điểm: Có khả năng giao tiếp tiếng Anh rất tốt. Sử dụng gần như người bản ngữ dù tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ.

Cambridge (A1-C2)

Chứng chỉ Cambridge English: Proficiency (CPE) cho thấy bạn có thể:

  • học các môn học đòi hỏi tiếng Anh ở trình độ cao nhất, bao gồm các chương trình sau đại học và tiến sĩ
  • đàm phán và thuyết phục hiệu quả ở bậc quản lý cấp cao trong môi trường kinh doanh quốc tế
  • hiểu các ý tưởng chính trong các văn bản viết phức tạp
  • thảo luận về các vấn đề phức tạp hoặc nhạy cảm, và giải quyết các câu hỏi khó một cách tự tin.

Cách chấm điểm và đánh giá kết quả bài thi

Tất cả thí sinh tham dự đạt kết quả từ 180-230 điểm theo Thang điểm Cambridge đều được nhận chứng chỉ. Cụ thể:

  • Từ 220-230 – đạt loại xuất sắc, nhận chứng chỉ C2
  • 213-219 – đạt loại giỏi, nhận chứng chỉ C2
  • 200-212 – đạt, nhận chứng chỉ C2
  • 180-199 – không đạt C2, nhận chứng chỉ C1

Chứng chỉ Cambridge English: Advanced (CAE) cho thấy bạn có thể:

  • theo học một chương trình học thuật ở trình độ đại học
  • giao tiếp hiệu quả ở cấp quản lý và chuyên môn
  • tự tin tham gia vào các cuộc họp công sở, cũng như các hội thảo hay hướng dẫn về học thuật
  • trình bày quan điểm cá nhân một cách lưu loát.

Cách chấm điểm và đánh giá kết quả bài thi

Trường Đại học Cambridge tính thang điểm cho kỳ thi CAE như sau:

  • 200 - 210: Nếu thí sinh đạt mức điểm này, thể hiện thí sinh đã hoàn thành bài thi CAE một cách xuất sắc (vượt trội), Đại học Cambridge sẽ công nhận và cấp chứng chỉ trình độ tiếng Anh cho thí sinh ở bậc C2 châu Âu (tương đương với IELTS học thuật 8.0 – 9.0), chứ không phải bậc C1 châu Âu (Grade A).
  • 193 - 199: Nếu thí sinh đạt mức điểm này, thể hiện thí sinh đã hoàn thành bài thi CAE loại giỏi, Đại học Cambridge sẽ công nhận và cấp chứng chỉ trình độ tiếng Anh cho thí sinh ở bậc C1 châu Âu (Grade B).
  • 180 - 192: Nếu thí sinh đạt mức điểm này, thể hiện thí sinh hoàn thành bài thi CAE, được Đại học Cambridge công nhận và cấp chứng chỉ trình độ tiếng Anh cho thí sinh ở bậc C1 châu Âu (Grade C).
  • 160–179: Nếu thí sinh chẳng may chỉ đạt mức điểm này, thì thí sinh chỉ được Đại học Cambridge công nhận và cấp chứng chỉ trình độ tiếng Anh bậc B2 châu Âu (thấp hơn CAE 1 bậc).

Chứng chỉ B2 First (FCE) cho thấy học sinh có thể:

  • giao tiếp trực tiếp một cách hiệu quả, bày tỏ quan điểm và trình bày các lập luận
  • viết tiếng Anh một cách rõ ràng và chi tiết, trình bày ý kiến và giải thích các ưu khuyết điểm về các quan điểm khác nhau
  • theo dõi tin tức
  • viết thư, báo cáo, truyện kể và nhiều loại văn bản khác.

Cách chấm điểm và đánh giá kết quả bài thi

Trường Đại học Cambridge tính thang điểm cho kỳ thi FCE như sau:

  • 180 - 190: Nếu thí sinh đạt mức điểm này, thể hiện thí sinh đã hoàn thành bài thi FCE một cách xuất sắc (vượt trội), Đại học Cambridge sẽ công nhận và cấp chứng chỉ trình độ tiếng Anh cho thí sinh ở bậc C1 châu Âu, chứ không phải bậc B2 châu Âu (Grade A).
  • 173 - 179: Nếu thí sinh đạt mức điểm này, thể hiện thí sinh đã hoàn thành bài thi FCE loại giỏi, Đại học Cambridge sẽ công nhận và cấp chứng chỉ trình độ tiếng Anh cho thí sinh ở bậc B2 châu Âu (Grade B).
  • 160 - 172: Nếu thí sinh đạt mức điểm này, thể hiện thí sinh hoàn thành bài thi FCE, được Đại học Cambridge công nhận và cấp chứng chỉ trình độ tiếng Anh cho thí sinh ở bậc B2 châu Âu (Grade C).
  • 140–159: Nếu thí sinh chẳng may chỉ đạt mức điểm này, thì thí sinh chỉ được Đại học Cambridge công nhận và cấp chứng chỉ trình độ tiếng Anh bậc B1 châu Âu (thấp hơn FCE 1 bậc).

Chứng chỉ B1 Preliminary (PET) cho thấy học sinh có thể:

  • đọc sách báo bằng tiếng Anh đơn giản
  • viết thư và email về các chủ đề hàng ngày
  • hiểu rõ các thông tin thực tế
  • thể hiện nhận thức về quan điểm và tâm trạng trong văn nói và viết tiếng Anh.

Cách chấm điểm và đánh giá kết quả bài thi

Tất cả thí sinh tham dự quả đạt kết quả từ 120 đến 170 điểm theo thang điểm Cambridge đều được nhận chứng chỉ. Cụ thể như sau:

  • Từ 160 đến 170 điểm: đạt loại xuất sắc, vượt cấp, nhận chứng chỉ B1.
  • Từ 153 đến 159 điểm: đạt giỏi, nhận chứng chỉ B1.
  • Từ 140 đến 152 điểm: đạt, nhận chứng chỉ B1.
  • Từ 120 đến 139 điểm: không đạt nhận chứng chỉ A2.

Chứng chỉ A2 Key (KET) sẽ cho thấy học sinh có thể:

  • hiểu và sử dụng các cụm từ và các lối diễn đạt cơ bản
  • hiểu bài viết tiếng Anh đơn giản
  • tự giới thiệu và trả lời các câu hỏi cơ bản về mình
  • tương tác với người nói tiếng Anh ở mức độ cơ bản.

Cách chấm điểm và đánh giá kết quả bài thi

Kỹ năng đọc và viết chiếm 50% tổng số điểm, kỹ năng nghe và nói đều chiếm 25% số điểm.

Các ứng viên có thể truy cập kết quả của họ thông qua trang web kết quả của Đại học Cambridge. Đối với bài kiểm tra bằng giấy, chúng sẽ có kết quả sau 4 đến 6 tuần. Đối với kỳ thi dựa trên máy tính, chúng sẽ có kết quả sau 2 đến 3 tuần.

Tất cả các Thí sinh tham dự đạt kết quả từ 100 đến 150 điểm theo thang điểm Cambridge đều được nhận chứng chỉ. Cụ thể như sau:

  • Từ 140 – 150: đạt loại xuất sắc, vượt cấp, nhận chứng chỉ B1.
  • Từ 133 – 139: đạt loại giỏi, nhận chứng chỉ A2.
  • Từ 120 – 132: đạt, nhận chứng chỉ A2.
  • Từ 100 – 119: không đạt A2, nhận chứng chỉ A1.

Hy vọng bài viết đem lại cho các bạn nhiều thông tin hữu ích. Chúc các bạn tìm được kỳ thi phù hợp với mục đích của bản thân mình trong tương lai.

Bình luận
Đăng ký nhận tư vấn miễn phí