Hotline
Tài liệu
Tuyển dụng
Chat

Chúng ta không thể phủ nhận được tầm quan trọng của việc nghe tốt phải không các bạn? Có nghe tốt mới phản xạ lại được. Vậy điểm nghe IELTS cao liệu có nghe tốt khi dùng tiếng Anh trong môi trường công việc hay học tập tại trường không? Câu trả lời là không chắc đâu nhé! Tại sao vậy?

Nhiều bạn đi học trung tâm sẽ được thầy cô hướng dẫn mẹo làm bài nghe, nhất là cách loại bỏ đáp án khi làm bài chọn câu trả lời đúng (multiple choice questions). Đó là cái bẫy lớn bởi nó khiến bạn chỉ chăm chăm vào áp dụng mẹo khi làm bài thi, mà bạn quên mất mục đích chính của mình khi luyện nghe là gì. Chúng ta học nghe để có thể hiểu được ý chính và biết bắt thông tin quan trọng của nội dung bài nói. Những câu hỏi trong đề thi chỉ mang tính chất đánh giá liệu bạn nắm được thông tin đến đâu mà thôi, nó không thể toàn vẹn bởi với bài nói 5 phút mà có 10 câu hỏi thì chưa thể kiểm tra được bạn hiểu toàn bộ bài nói đó hay không (nhất là part 3&4 trong đề thi). Trong bài thi IELTS phần nghe có những dạng chủ đề và dạng bài nào nhỉ? Chúng mình lướt qua một chút nhé:

Section 1: conversation between 2 speakers about everyday situations.

Section 2: a monologue about everyday situations.

Section 3: conversation between 2, 3 or 4 speakers about educational or training situations.

Section 4: a monologue on academic subject.

Các dạng bài thường xuất hiện trong bài nghe IELTS là:

  1. multiple choice
  2. short-answer questions
  3. sentence completion
  4. notes, summary, plan, diagram, table or chart completion
  5. labelling a diagram which has numbered parts
  6. classification
  7. matching

Như vậy thì nếu chúng ta học theo dạng bài sẽ cực kì nhiều mẹo khác nhau. Nhưng nếu học theo bản chất là luyện nghe chứ không phải luyện ĐỀ nghe theo nguyên tắc dưới đây, bạn sẽ làm ngon lành các dạng bài này và thậm chí có hỏi nhiều hơn 40 câu như đề thi đi nữa thì bạn vẫn đáp lại ngon lành vì bạn “hiểu bản chất” của nội dung bài nói đó. Sau này đi học ở nơi chỉ giảng bằng tiếng Anh hay môi trường làm việc giao tiếp bằng tiếng Anh thì phương pháp này sẽ khiến bạn phải cảm ơn nó thật nhiều đấy.

Cụ thể là, các bạn hãy luyện nghe theo phương pháp note-taking. Note cái gì nhỉ? Mình sẽ ghi ra những gì mình nghe được một cách nhanh nhất, có liên kết ý chính, ý phụ trong bản note và DONE!

1. Làm sao để viết nhanh khi họ nói nhanh hơn tay mình viết?

1.1.Có hệ thống viết tắt & kí hiệu của riêng mình

Cái này mỗi người một cách viết khác nhau và chỉ có nghe nhiều, take notes nhiều thì ắt sẽ có 1 list từ viết tắt của riêng mình để xài từ giờ tới khi không còn nghe tiếng Anh nữa luôn. Một số gợi ý về hệ thống viết tắt và ký hiệu:

VIẾT TẮT:

Because: b/c About: abt Amount: amt Years: yrs
Between: bw Quantity: qty Something: st Someone: s.o hoặc s/o
Maximum: max Before: b4 Continue: cont Especially: esp
Problem: prob As soon as possible: ASAP With: w/ Somewhere: sw
Information: info Without: w/o Government: gov Introduction: intro
Within: w/i Minimum: min People: pp Double check: D✔️
Example: ex hoặc eg Versus: vs

Increase: ⬆️ More than: > Decrease: ⬇ Less than: <
Contrast/opposite: >< Approximately/ about: ~ At: @ Different: ≠
Same: # Important/ note: * And: & Lead to/ cause/ therefore: ➡️
Or: / Inside: ɸ Equal/ same: =

1.2. Chỉ viết những gì quan trọng

Câu hỏi là, làm sao biết cái nào quan trọng? Có 4 điều sau:

  • Introductory remarks: bao giờ đầu của bài nói (thường là part 4) họ sẽ nói về tổng quan toàn bộ bài nói. Khi nghe thấy đoạn này thì hãy nhớ gạch ra bao nhiêu đầu dòng tương ứng số ý chính của bài nói nhé. Phần nghe phía sau sẽ fill dần vào những gạch đầu dòng này.
  • Verbal ‘signposts’: là những cụm/ câu để liên kết với câu sau. Ví dụ như: “There are four main aspects”, “This is important…” hay “Most importantly”. Chú ý đoạn này là ngắt ý thì ta sẽ viết vào note để dễ theo dõi hơn.
  • Phonological cues (voice emphasis, change in volume, speed, emotion and emphasis): Nhận diện sự nhấn mạnh ở giọng nói, sự thay đổi âm lượng khi nói, tốc độ nói, cảm xúc người nói sẽ giúp ta biết được là thông tin quan trọng đang tới, lắng tai lên nghe nha!
  • Final remarks: là những cụm dùng để dẫn vào phần kết của bài nói, ví dụ như “To sum up”. Cái này có thể cho qua không cần note vào, nhưng nghe phần sau của những remarks này và soát lại nội dung ý chính mình vừa note nhé!

2.Take note như thế nào?

Có một vài phương pháp mình thấy hữu ích và dễ xài, mình sẽ hướng dẫn cho các bạn nhé!

2.1.Phương pháp Cornell

Ảnh: https://www.oxfordlearning.com

Các bạn chia phần giấy thành 2 phần dọc và phần ngang ở cuối. Bên trái (cues) là viết ý chính của bài nói, bên phải (notes) là ghi ra nội dung cụ thể của mục bên trái tương ứng, nhớ chỉ viết thật ngắn dạng cụm từ và tối đa việc viết tắt. Cách take notes này phù hợp cho dạng bài độc thoại (part 2&4) vì nó giúp mình thấy rõ cách tổ chức bài nói và mối tương quan ý chính, ý phụ.

2.2.Phương pháp matrix

Ảnh: Pinterest

Chúng ta chia sẵn ra các WH-question words bởi chắc chắn nội dung nói nào thì cũng xoay quanh những từ để hỏi này thôi. Ưu điểm của cách này là giúp ta phân rõ đối tượng của nội dung chính là gì, phù hợp với dạng bài của part 1, 3. Vì 2 parts này ở dạng hội thoại, cách notes này giúp ta dễ trả lời câu hỏi. Nhược điểm lại là không giúp ta thấy được tương quan ý chính ý phụ và cách tổ chức bài nói (nhưng thật may vì part 1&3 của bài nghe không yêu cầu cái này)

Và tất nhiên, đây là bí kíp luyện công dùng về lâu về dài, nhưng khi vào bước luyện đề thì cũng có thể áp dụng thêm 1 vài tips để làm bài được tốt hơn nhé. Nhưng đừng chỉ dùng tips mà không dùng notes. Bởi notes mới là cái gốc, là bản chất của luyện nghe. Chúc các bạn thành công!

Bình luận
Đăng ký nhận tư vấn miễn phí