Hotline
Tài liệu
Tuyển dụng
Chat

Học IELTS nên bắt đầu từ đâu? Sẽ có nhiều bạn thắc mắc như vậy khi mới bắt tay vào học IELTS. Có quá nhiều kiến thức cần phải ôn luyện, nhưng ta nên bắt đầu học từ đâu và trọng tâm học là gì? Câu trả lời nằm ở bài viết dưới đây đó!

HỌC IELTS BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU? – CHẮC NỀN TẢNG IELTS CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU  1

I. TỪ VỰNG

“IELTS là một bài thi về từ vựng”- không biết bao nhiêu thầy cô đã từng nói câu này khi mà paraphrasing là kỹ năng cơ bản của Reading và Writing, còn pronunciation là yếu tố tiên quyết để đạt điểm cao Listening và Speaking. Học từ vựng thì có vô số cách:học thuộc cả quyển từ điển, chép đi chép lại nhiều lần, sử dụng mindmap, học qua sách truyện, phim ảnh,…. Tuy nhiên, khi học từ vựng sẽ có 3 yếu tố phải ghi nhớ: cách viết, cách đọc và cách sử dụng.

Thói quen của đại đa số người học sẽ là tra từ, biết nghĩa rồi bỏ, dẫn tới hạn chế trong cách sử dụng. Bên cạnh đó, nếu không nắm rõ cách sử dụng, sẽ khó có thể phân biệt và lựa chọn ngữ cảnh phù hợp để ứng dụng từ vựng vừa học. Liệu bạn có phân biệt được điểm khác nhau của các cặp từ sau: ‘study’ vs. ‘learn’, ‘eat’ vs. ‘dine’, ‘see’ vs. ‘look’?

Đừng bao giờ vội vàng nhồi nhét 1500 từ vựng trong vòng 30 ngày nếu bạn không biết rõ cách sử dụng, bởi vì nghĩa cơ bản của chúng có thể may mắn giúp bạn sống sót trong bài thi Reading và Listening, nhưng để sử dụng cho đúng ngữ cảnh Speaking và Writing thì là một câu chuyện hoàn toàn khác. Ngoài ra, hãy học từ vựng bằng cách học thuộc họ từ và học tối thiểu 1 từ informal và 1 từ formal đồng nghĩa.

II. NGỮ PHÁP

HỌC IELTS BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU? – CHẮC NỀN TẢNG IELTS CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU  2

IELTS là một bài thi không dễ, nhưng ngữ pháp đủ để vượt qua bài thi IELTS thì không hề nhiều, hãy biết chọn lọc, ghi nhớ và tổng hợp những đầu mục ngữ pháp quan trọng để dễ dàng hiểu được toàn bộ bài đọc, bài nghe ngay cả khi không nắm được một vài từ vựng hay không mắc những lỗi ngỡ ngẩn khi thi nói và viết. Một số bài ngữ pháp bắt buộc phải biết và sẽ đảm bảo 6.5 Writing đó là:

  1. Tenses - Các thì Simple

  2. Word order

  3. S-V agreement

  4. Nouns - vị trí, các loại danh từ thông dụng và cách sử dụng Determiners
  5. Verbs - 4 thể của động từ, các loại động từ và vị trí, modal verbs
  6. Adjectives/Adverbs - vị trí, cách sử dụng, so sánh bằng, hơn và hơn nhất
  7. Passive Voice - Reporting verbs
  8. Relative Clause - Shortening Relative Clause
  9. Conditionals
  10. Conjunctions - Punctuation

Học xong một đầu mục ngữ pháp, hãy thử tổng kết lại bằng mindmap để hệ thống kiến thức và cuối cùng làm một mindmap cho cả 10 bài này nhé. Nếu để riêng từng bài rời rạc sẽ khá khó nhớ, nhưng khi tổng hợp lại, bạn sẽ nhận thấy chúng có liên quan chặt chẽ với nhau và quy luật tổng quan trong ngữ pháp Tiếng Anh.

Ngoài ra, khi học ngữ pháp, hãy cố gắng ứng dụng trong cả nói và viết, đừng chỉ làm các bài tập luyện thi nhé.

III. PHÁT ÂM

HỌC IELTS BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU? – CHẮC NỀN TẢNG IELTS CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU 3

Cùng là một câu trả lời mẫu, tại sao thầy cô thì được 9.0 mà bạn chỉ được 6.5? Phát âm của tiếng Việt và Tiếng Anh là hoàn toàn khác nhau. Điển hình nhất là tiếng Việt quan tâm tới nguyên âm trong khi tiếng Anh nhấn mạnh phụ âm, và tiếng Việt dù có các thanh nhưng lại không có cao độ như trong tiếng Anh. Hãy hiểu rõ những sự khác nhau này mà hạn chế liên hệ với tiếng Việt. Một vài yếu tố chính cần nắm rõ như sau

1. IPA - 44 âm cơ bản

Rất quen thuộc, rất cơ bản. Hãy lưu ý đọc đúng từng âm một trong bảng IPA trước khi vội vàng học sang những kỹ thuật cao siêu hơn.

Khi chưa chắc chắn, hãy đọc THẬT CHẬM, bằng một nửa tốc độ nói tiếng Việt của bạn và đừng nuốt một âm nào cả. Khác với tiếng Việt, khi học tiếng Anh bạn có thể đọc từng âm thành thục rồi ghép lại sẽ ra từ. Lấy từ ‘thanks’ làm ví dụ. Hãy đọc đúng từng âm ‘th’, ‘a’, ‘n’, ‘k’, ‘s’ rồi tăng tốc độ và ghép chúng lại với nhau. Cũng vì lý do này mà việc phát âm tiếng Anh tưởng khó, nhưng khi luyện tập thì lại dễ dàng hơn rất nhiều.

2. Stress

Sau khi đã thành thạo IPA, hãy luyện tập nhấn trọng âm cho từng từ. Âm được nhấn sẽ đọc to hơn, rõ hơn, cao hơn và chiếm ít nhất 50% thời lượng đọc cả từ. Những âm còn lại có xu hướng thả lỏng miệng, chuyển về schwa và đọc lướt.

Ví dụ, ‘university’ có trọng âm nhấn vào VER, vậy nếu nhấn vào U hay NI hay SI hay TY thì sẽ khác như thế nào?

Khi đã thành thạo stress, bạn sẽ thấy dù trọng âm nhấn vào đâu nghe cũng sẽ khá hợp tai. Một lần nữa, đừng nói nhanh, chậm, THẬT CHẬM để não có thời gian biết cần phải nhấn vào đâu để điều khiển miệng, lưỡi, họng của bạn cho phù hợp.

3. Intonation

Nếu đã thành thạo được IPA và stress thì chúc mừng, bạn đã đi được ⅔ chặng đường rồi! Ngữ điệu trong câu cũng tương tự với stress, chỉ khác rằng trong một câu, không phải từ nào cũng phải nhấn mà chỉ những từ quan trọng mới cần đọc to và rõ ràng. Thế nên hãy đọc CHẬM và chính xác để não có thời gian phát hiện từ được nhấn và thực hành nhé.

Ví dụ: ‘I am studying at Hanoi University of Science and Technology.’

Đương nhiên còn những kỹ thuật khác giúp bạn có khả năng phát âm bản xứ,tuy nhiên, chỉ cần làm chủ được 3 yếu tố trên, 8.0 pronunciation đã nằm trong tầm tay rồi!

Chúc các bạn học tốt!

Bình luận
Đăng ký nhận tư vấn miễn phí