Hotline
Tài liệu
Tuyển dụng
Chat

I. PHẦN MỞ ĐẦU

Kỹ năng speaking là một trong số 4 kỹ năng mà hầu hết các học sinh Việt Nam cảm thấy đáng sợ nhất. Có lẽ đáng sợ nhất ở đây không phải là vì các bạn ý không biết nói gì, mà sợ ở đây đó là hầu hết các học sinh đều cảm thấy ngại ngùng khi phải tiếp xúc với người nước ngoài, hay phải nói tiếng Anh trước đám đông, hoặc đơn giản chỉ là mở miệng ra và nói tiếng Anh.

Tuy nhiên, trong bài thi học thuật này, ngoài việc phải nói tiếng Anh ra thì các bạn cũng phải có những ý tưởng cho từng chủ đề cũng như hiểu được bài thi đó diễn ra như thế nào, có bao nhiêu phần, chiến lược cho mỗi phần như thế nào?

II. CÁC CHIẾN LƯỢC HACK ĐIỂM TRONG IELTS SPEAKING

Như chúng ta đã biết, trong bài thi IELTS Speaking, chúng ta sẽ có 11’-14’ cho cả 3 part. Mỗi part được chia ra thành từng cấp độ từ dễ tới khó.

Speaking part 1 chỉ dừng lại ở việc hỏi bạn những chủ đề quen thuộc, chả hạn như tên, nghề nghiệp, học vấn, sở thích cá nhân,… đây có thể là phần khởi động để khiến các bạn tự tin hơn để bước vào hai phần tiếp theo. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên coi thường part 1 là phần quá dễ không phải ôn.

Speaking part 2 sẽ đẩy độ khó lên bằng cách giám khảo sẽ đưa cho bạn một thẻ gợi ý (hay còn gọi là “cue card”), trong thẻ đó sẽ ghi rõ chủ đề, những câu hỏi xoay quanh chủ đề đó để các bạn đỡ bị ý tưởng. Thường thì các câu hỏi này sẽ bắt đầu với “WH-questions” chả hạn như “why, what, who, when”,… hoặc là “how”. Bạn sẽ có 1’ để chuẩn bị, sau đó giám khảo sẽ đếm ngược đồng hồ trong vòng 2’ bạn phải tự tạo nên một bài nói hoàn chỉnh.

Speaking part 3 có lẽ được coi là khó nhất vì đây là phần “discussion”, đòi hỏi bạn phải đưa ra ý kiến về một vấn đề nào đó, lập luận bằng cách đồng ý hoặc thậm chí phản bác. Thường thì chủ đề hỏi của part 3 sẽ liên quan mật thiết với part 2. Phần 3 đòi hỏi bạn phải có chút kiến thức về xã hội và những vấn đề xung quanh chúng ta.

Vậy làm sao để chinh phục được IELTS Speaking đây, hãy cùng mình tham khảo một số tips sau đây nhé:

CÁCH HACK ĐIỂM TRONG IELTS SPEAKING

1. Đơn giản là mấu chốt

Giống như bao người, mối bận tâm lớn nhất khi bước vào vòng phỏng vấn là gây được thiện cảm với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, với IELTS, thì tư duy kiểu như vậy là sai hoàn toàn.

IELTS Speaking khác hoàn toàn với phỏng vấn ở chỗ đó là những ý kiến, quan điểm, học vấn của bạn trong vòng interview phải đúng hoàn toàn, và cần liên quan mật thiết tới chuyên ngành mà bạn tuyển dụng.

Còn với IELTS, bạn hoàn toàn có thể tự tạo ra câu chuyện, nói về cái gì đó không phổ biến, thậm chí là nói dối. Nghe thì có vẻ rất buồn cười, nhưng đây là sự thật! Bởi lẽ giám khảo IELTS sẽ không chấm điểm thành thật của bạn, cái mà họ cho điểm bạn đó là khả năng dùng ngôn ngữ của bạn tới đâu.

Một điều có thể gây ấn tượng với giám khảo chấm thi IELTS đó là độ trôi chảy của bạn, chứ không phải trí thông minh hoặc mức độ thật thà của bạn trong từng câu hỏi.

2. Không nên sử dụng quá nhiều các từ quá khó

Mặc dù bài thi IELTS Speaking là một dạng bài thi học thuật, vậy nên việc khoe các từ vựng khủng không có gì là sai. Tuy nhiên, việc sử dụng liên tục các từ “uncommon” và nói liên tục các câu phức hay câu ghép sẽ khiến giám khảo cũng “đau đầu” theo.

Thay vào đó, hãy cân bằng ba dạng câu: đơn, ghép, và phức trong phòng thi cũng như chọn lọc một vài vocab bạn cho là cần thiết thì nên chêm vào lúc nói.

Tuy vậy, trước khi nói ra từ vựng khủng đó bạn phải tra từ điển thật kĩ xem ý nghĩa cũng như văn cảnh của từ được dùng như thế nào?

Tránh trường hợp sử dụng từ khủng nhưng sai ngữ cảnh, bạn sẽ mất điểm vì không tự nhiên trong văn nói, hay có thể nói là cố sử dụng tiếng Anh trong văn phong của người Việt.

Bên cạnh đó, để sử dụng được các từ khó thì bạn phải có thời gian để ôn đi ôn lại từ đó tới mức thành thục, mà như vậy sẽ tốn thời gian với những bạn chỉ còn 2-3 tháng để ôn thi.

Hãy nói theo cách bạn hiểu một cách đơn giản, sau đó nâng cấp từ vựng theo trình độ hiện tại, tránh sử dụng những từ quá sức bởi vì bạn sẽ mất điểm fluency do ngập ngừng lúc nói, ắt hẳn là bởi vì đang cố nhớ xem từ vựng khó đã là gì.

3. Fluency không có nghĩa là nói nhanh

Mọi người thường hay đánh đồng giữa việc nói nhanh với độ trôi chảy trong bài nói. Fluency có nghĩa là bạn nghĩ trước và sau đó nói một cách liền mạch, không ngắt quãng.

Việc bạn đọ tốc độ nói nhanh như các rappers và cho rằng đó là fluency thì có lẽ là không đúng lắm. Hãy nói ở tốc độ vừa phải không quá nhanh, nhưng không quá chậm để giám khảo có thể hiểu được bạn đang nói gì, bởi lẽ không phải ai cũng có thể bắt kịp với tốc độ bắn rap của bạn.

Còn nếu muốn luyện nói nhanh thì bạn có thể tăng tốc độ nói ấy khi luyện tập ở nhà, nhưng nhớ rằng nói nhanh nhưng phải nói đúng chứ không nên tỏ ra nói nhanh để lấp liếm đi chỗ sai của mình.

Giám khảo IELTS không phải giám khảo chấm thi các rapper tại các cuộc thi Rap Battle, vậy nên hãy nói với tốc độ mà cả bạn và giám khảo đều cảm thấy vừa phải, và nói liền mạch.

Đó là một vài chia sẻ của mình về các hiểu nhầm trong bài nói IELTS, cũng như đưa ra một vài mẹo nhỏ để giúp các bạn hiểu hơn về chấm thi IELTS Speaking là như thế nào. Chúc các bạn một ngày học tập và làm việc vui vẻ!!!

Bình luận
Đăng ký nhận tư vấn miễn phí