Speaking là một kỹ năng nhiều thí sinh Việt Nam e dè khi thi IELTS vì cả 12 năm học ít khi luyện nghe nói. Tuy nhiên, nếu có phương pháp và nền tảng từ vựng, ngữ pháp cũng như lượng input đủ, chắc chắn 8.0 speaking là điều hoàn toàn có thể!
Phương pháp của mình chỉ gói gọn trong 1 câu: “Give the monkey what it wants”. Vấn đề cốt lõi là bạn cần biết cái con khỉ cần là cái gì. Đa phần mọi người sợ Speaking vì “không biết phải nói gì” hay “không có ý gì để nói”, mình cũng đã từng như vậy. Nhưng rồi mình nhận ra rằng, giám khảo đánh giá bạn không phải dựa vào việc bạn nói cái gì, mà là nói như thế nào. Nói như thế nào nhé. Mình xin được nhắc lại về các tiêu chí chấm điểm IELTS Speaking.
1. Fluency and Coherence
2. Lexcial Resource
3. Grammartical Range and Accuracy
4. Pronunciation
Xin chúc mừng vì cái mà bạn và mình từng lo lắng (Speaking content/idea) thì giám khảo lại chẳng thèm để ý đâu nhé.
PART 1:
Nhiều bạn cứ lo lắng không biết Part 1 nên trả lời dài hay ngắn. Theo mình tìm hiểu và rút ra từ kinh nghiệm bản thân thì thời gian tối đa dành cho Part 1 là 4- 5 phút, bạn cứ thoải mái diễn đạt theo ý trong đầu của mình, nếu bạn có nhiều ý để nói nhiều, dài thì bạn sẽ trả lời ít câu hỏi hơn. Và ngược lại. Cứ boong 5 phút là giám khảo chuyển qua Part 2 thôi. Tuyệt nhiên, đừng trả lời dài quá hay ngắn quá nhé (Cái gì quá nó cũng không tốt cả).
PART 2:
Trước đây mình nghĩ Part 2 là khó nhất nhưng thật ra không hề. Nguyên nhân mình thấy Part 2 khó vì trước đây mình chủ yếu đặt nặng vào idea nên mỗi lần thấy topic nào mới mới lạ lạ là cuống cuồng cả lên. *Thật cute làm sao :”>*. Sau khi vỡ lẽ thì part 2 lại trở nên “as easy as pie”.
Dựa theo cuốn IELTS speaking của Mat Clark mà anh Trần Đức chia sẻ ở group cách đây không lâu, mình soạn 1 guideline cố định cho Part 2 (Link down ở cuối bài). Mình sẽ lần lượt trả lời theo các gợi ý trong topic card. Guideline này không những vừa giúp các bạn câu giờ để suy nghĩ, giúp nối chuyển ý bằng các linking words hay lead-in phrases mà còn giúp các bạn count the time nữa. Mình thấy thông thường mình chỉ cần sử dụng guideline trên + với 1-2 ý mở rộng theo sau đó (trung bình 10 câu nói) là sẽ vừa tròn 2 phút. Còn gì tuyệt bằng khi giám khảo vừa báo hết giờ thì bạn cũng vừa hết ý chứ. Các bạn có thể đảo thứ tự, hoặc gom các ý lại để trình bày miễn sao theo stream of story của các bạn là ok. Take it easy!
Tuy nhiên, để 2 phút chiến đấu thắng lợi thì bạn phải tận dụng thời gian 1 phút để chuẩn bị vũ khí, cơ mà phải vũ khí hạng nặng à nha. Với guideline của Mat Clark, bạn sẽ chắc chắn đã ăn điểm ở phần Fluency & Coherence (Có sự sắp xếp và phát triển các ý), và Grammar (có đưa vào câu điều kiện loại 2, câu phức và sử dụng từ “would” để diễn đạt sự trang trọng khi nói). Nên trong 1 phút đó, Thư sẽ chuẩn bị về Lexical Resource bằng cách viết ra 2-3 idioms (nếu idioms liên quan chặt chẽ đến topic thì quá tốt, không thì chỉ cần idioms thông thường cho mọi tình huống là được). Và lần thi vừa rồi, Thư để ý thấy mỗi lần mình nói từ topic words hay idioms hay hay nào là giám khảo lại cầm bút nghí ngoáy vào tờ chấm điểm nên cũng tự huyễn hoặc trong đầu: “Yay, vậy là mình đang “give the monkey what it wants” rồi đây. Tiếp tục bung lụa thôi!”. LOL.
Trong vòng 1 phút đó, Thư sẽ chuẩn bị như sau (theo mức độ quan trọng) :
1. Xác định Tense (Thì ) của câu hỏi và viết IN HOA vào giấy nháp.
Tips của Thư là nếu là PAST TENSE thì Thư sẽ sử dụng trợ động từ “did” để đỡ sai sót hay nhầm lẫn trong việc chia động từ, đặc biệt là động từ bất quy tắc.
Ví dụ: “I did go to school yesterday” thay cho “I went to school yesterday.”
2. Chọn idea.
Trường hợp 1: trúng tủ hoặc topic mới nhưng có thể link được với idea bạn đã từng trình bày hoặc suy nghĩ trước rồi thì không có gì đáng nói.
Trường hợp 2: topic lạ hoắc hoắc chưa từng gặp và chưa từng nghĩ bao giờ. Thầy Simon khuyên và mình thấy cũng đúng, đó là: Bạn đừng nên chọn idea đầu tiên (vì thường sẽ bí ý để nói) nên chọn idea thứ 2 hoặc 3 trong đầu. Các bạn thử trải nghiệm xem đúng không nhé!
3. Sắp xếp nhanh các ý trình bày theo gợi ý (đánh thứ tự hoặc có gom ý nào với ý nào không). Sau đó, viết câu trả lời cho các ý.
Đặc biệt, ở đoạn này Thư chỉ tập trung viết các topic-related words và idioms thôi, không câu cú gì cả. Càng nhiều càng tốt.
4. Hít một hơi thật sâu, nở một nụ cười khi giám khảo thông báo Time’s up!
PART 3:
Mình có quen cô ở hội đồng chấm thi IDP nói rằng: “Khi mình nói xong Part 2 là giám khảo đã cho điểm Speaking rồi. Part 3 sẽ phục vụ cho việc có nâng điểm lên hay vẫn giữ nguyên thôi. Chứ người ta chỉ nghe lại băng ghi âm khi thí sinh phúc khảo này kia thôi.” Hình như Mat Clark cũng nói vậy.
Các bạn hãy tận dụng cơ hội nâng điểm ở Part 3 nhé. Phần này đòi hỏi sự phản xạ đối với câu hỏi cao. Tuy vậy, các bạn phải chuẩn bị cho những lần không may bí ý của mình bằng những chiêu trò câu thời gian suy nghĩ kèm theo 1 nụ cười sảng khoái nha. Lúc đó mà căng thẳng là chết toi đấy.
Mình không thích cứ ậm, ừ, à, ờm nên thường câu thời gian bằng: “Well, such an interesting question. Unfortunately, this isn’t something that I’ve ever considered before. *Mặt tội tội sau đó cười kiểu không biết không có tội* But to my mind, …”
--------------------
PHƯƠNG PHÁP HỌC TỪ ĐẢM BẢO HIỂU SÂU & NHỚ KỸ
Một số chia sẻ về kinh nghiệm học từ vựng hiệu quả của mình cho các bạn nhé. Tất nhiên khi có list từ của mình (đã bao gồm tra từ, giải nghĩa, đặt ví dụ cho các bạn) các bạn có thể bỏ qua bước 1,2 học bước 3 luôn cũng được
Ví dụ bạn học 5 từ sau
1) acquire more skills
2) job satisfaction
3) put knowledge into practice
4) working environments
5) a steady job
+ Bước 1: Với mỗi từ mới gặp phải, bạn nên sử dụng từ điển Anh-Anh để tra nghĩa của từ trước để hiểu thật rõ nghĩa của từ.
http://www.oxfordlearnersdictionaries.com/
Kết hợp với từ điển collocation để xem các từ thường đi với nhau như thế nào:
http://www.ozdic.com/
+ Bước 2: Muốn hiểu và sử dụng thành thạo một từ, bạn cần tìm 5,6 ví dụ có chứa các từ đó, xem từ đó được sử dụng trong các ngữ cảnh khác nhau như thế nào. Một từ điển rất tốt giúp bạn làm việc này là:
http://sentence.yourdictionary.com/
Muốn xem từ đó được sử dụng trong các bài nói thế nào, bạn dùng từ điển youpronounce. Tử điển này sẽ giúp bạn xem các ví dụ từ đó được sử dụng thế nào trong các video trên youtube. Quá thú vị phải không nào:
https://youglish.com/
+ Bước 3: Cố gắng áp dụng các từ đó vào trong bài viết và bài nói của bạn càng nhiều càng tốt.
Ví dụ mình viết 1 đoạn văn sử dụng cả 5 cụm ở trên như sau:
On the one hand, there are several merits to job hopping. Firstly, by switching from one job to another, people have the chance to try their hands at different fields and thus ACQUIRE MORE SKILLS (1). Job hoppers may find JOB SATISFACTION (2) in being able TO PUT THE KNOWLEDGE GAINED FROM PREVIOUS EMPLOYMENT INTO PRACTICE (3) at the new workplace and receiving recognition for their capabilities. Secondly, people who change work more often and experience various WORKING ENVIRONMENTS (4) have the opportunity to find what suits them best. For example, many young people dislike the idea of having A STEADY JOB (5) or a desk job and therefore, switch career to seek more dynamic opportunities that could later prove more fulfilling.
Sau 3 bước trên thì các từ vựng đó đã thật sự thành của bạn rồi
--------------------
CÁCH ÔN
1. Soạn ra công thức riêng của mình cho từng Part (Part 2 thì chỉ cần 1 guideline duy nhất còn Part 1,3 thì tùy theo dạng câu hỏi). Tự soạn dựa trên sách Speaking của Mat Clark.
Soạn ra khoảng 10 idioms thông dụng cho bất cứ tình huống nào.
2. Lấy topic từ bộ đề dự đoán gần nhất. Sử dụng guideline tự soạn từ Mat Clark để triển khai, phát triển bài nói.
Ghi âm, nghe lại để double-check về thì, cách phát âm, idioms… sau đó sửa và nâng chất lượng của bài nói bằng cách riêng của bạn.
• Topic-related word s và Idioms: Cái này thì các bạn xem trong sách Mat Clark ở phần Vocabulary cho từng topic.
• Grammar: Các bạn nên tìm hiểu, sử dụng thành thạo và cố gắng đưa Mệnh đề quan hệ (Relative Clause), Câu điều kiện (Conditional Sentences) và nâng cao hơn là sử dụng câu điều kiện có đảo ngữ nhé.
3. Part 1 & 3 thì đầy trên mạng. Quan trọng là bạn phải dựa trên dàn ý tự soạn từ Mat Clark để định hình tư duy trả lời câu hỏi của mình. Từ khi sử dụng guideline thì câu trả lời của mình logic, phản xạ nhanh và đỡ lan man hơn trước đây rất nhiều và u như cỹ, guideline của Mat Clark giúp mình “give the money what it wants”.
4. Hãy kiếm cho mình một người bạn để luyện nói online nhé. May mắn là mình có 1 người bạn cũng ôn thi nên trong 2 tuần đó, cứ 2,3 ngày là hẹn online role play luyện nói 1 lần, góp ý qua lại những cái cơ bản.
----------------------------
TÀI LIỆU
1. IELTS for Speaking – Mat Clark
https://drive.google.com/…/0BzMJh9__cGrANjVPMmc0d05LRTg/view
2. Phần guideline cho các Part mình đúc kết từ sách của Mat Clark & 1 số Idioms mình hay dùng.
https://drive.google.com/…/0BzMJh9__cGrAUjN2NWl0c2NoVTg/view
Mình nghĩ tốt nhất là các bạn nên dành thời gian nghiên cứu sách của Mat Clark để có một cái nhìn toàn diện về Speaking test cũng như tự soạn ra dàn ý của riêng mình. (Mình mất 2 ngày để làm điều này). Tuy nhiên các bạn có thể tham khảo bảng tự soạn của mình.
Cuối cùng, để đạt kết quả cao các bạn cũng nên chuẩn bị tâm lý, sức khỏe thật tốt. Ngày hôm đó, sáng mình thi 3 cái kia đến tầm 12h30, mà mãi đến tận 4h30 mới thi speaking. Không có gì mệt mỏi bằng chờ đợi trong phòng thi, gặp đang có chuyện buồn trong người nữa ahuhu. Tuy nhiên, lúc được gọi tên và giám khảo đón vào phòng thi, thấy ổng ngáp lên ngáp xuống, ngáp ngắn ngáp dài, mình cũng thấy tội và tự nhiên sự mệt mỏi của mình chạy đi đâu mất. Bước vào phòng mình nói: “Thank you for having me today. But sorry I don’t have any antisleep pill for you.Are you ok?” Ổng cười và tỏ thái độ tươi tỉnh, vui vẻ hơn và bắt đầu part 1. Đến part 2, khi ổng đưa topic card cho mình. Mình cũng đùa: “Oh Sir, such a tough topic! Could I change it please?”. Ổng cười haha rồi say No. Mình vui vẻ, tử tế nên ổng cũng rất tử tế với mình, mỗi lần ngáp đều say Sorry. LOL. Cũng chính vì cố gắng làm giám khảo vui với đỡ mệt mỏi, mình cười từ đầu buổi đến cuối buổi nên cũng thấy không áp lực và mệt mỏi vì chờ đợi nữa. Bởi vậy, trước khi “give the monkey what it wants”, các bạn hãy “be kind to it”.
Trước đây mình chưa bao giờ nghĩ mình sẽ được 8.0 speaking cả, nhưng giờ mình tin rằng với cách này nếu được ôn thêm 1 thời gian nữa, mình có thể đạt được 8.5. So do you!
Chúc các bạn vui vẻ và thi tốt nhé.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo video "Luyện thi IELTS online: Speaking Band 7.0" dưới đây của LangGo SPEAKING TIPS để tăng phần tự tin khi chinh phục thử thách này nhé.