Hotline
Tài liệu
Tuyển dụng
Chat

Để hiểu rõ được bài Passage 3 trong IELTS Reading thì bạn cần nắm được những khái niệm cơ bản về nghiên cứu khoa học.

Bài phỏng vấn này rất phù hợp để giới thiệu một số từ và nguyên tắc chung mà theo kinh nghiệm của mình thì các nhà soạn đề của IELTS đã dùng rất nhiều khi viết đề Reading.

Dưới đây là 3 bài phân tích New Scientist article bạn cần đọc để làm reading passgage 3 một cách yên tâm nhé! Cùng nghiên cứu 3 articles dưới đây và ứng dụng vào luyện thi reading nha!

Phần 1


‘Nature vs. Nurture’

Là câu hỏi muôn thuở của nhiều ngành khoa học, và cũng là điều mà nhiều nhà giáo dục + phụ huynh quan tâm vì họ cần biết là rốt cuộc là các đặc điểm của con người (human traits) thì bao nhiêu % phụ thuộc vào DNA, còn bao nhiêu & được quyết định bởi môi trường (environmental factors)

Trong cuộc phỏng vấn với Robert Plomin, nhà di truyền học (geneticist) ở King’s College, rất nhiều điều thú vị và bất ngờ được hé lộ qua nghiên cứu của ông này về các ảnh hưởng của các yếu tố genes, nuôi dạy của cha mẹ (parenting), giáo dục ở trường lớp (schooling) và các yếu tố bên ngoài khác lên tính cách (personality) và thành công (success) sau này của trẻ em
Các câu hỏi chính được trả lời trong bài:
Genes có ảnh hưởng đến cân nặng, trí thông minh và tính cách không? Nếu có thì đến mức nào?
Môi trường xung quanh có ảnh hưởng không và nếu có thì có kiểm soát được không?

Đọc sách cho con hay ép con học (hiện tượng ‘tiger moms’) có ảnh hưởng đến thành công sau này không?
Việc con học trường tư (private school) hay trường ‘chuyên’ (khái niệm tương đương trong tiếng Anh là ‘grammar school’) có giúp con có lợi thế hơn không?
Cha mẹ thay đổi được tính cách (personality) hay hành vi (behaviour) của con? Cha mẹ có nên mặc kệ không?
Kết quả nghiên cứu như vậy nên được áp dụng thế nào?
Việc tin rằng môi trường quyết định (dictates) mọi thứ thì có tác hại thế nào?
Phụ huynh nên vui hay buồn về những kết quả nghiên cứu này?

List từ dùng chung trong các văn cảnh học thuật của IELTS reading (1)

propensity = tendency = inclination = proclivity thiên hướng, xu hướng
correlation tương quan (trong thống kê). Ví dụ anh chị em (siblings) trong cùng nhà có correlation về tỉ trọng cơ thể (BMI) là 0.4, tức là giống nhau khoảng 40% -> có khả năng là 60% còn lại là do môi trường. Tuy nhiên khi nghiên cứu anh chị em sống cùng nhà nhưng trong đó có con nuôi (tức là khác DNA) thì correlation là 0 -> môi trường không tác động lên cân nặng. Điều kỳ lạ nữa là nếu siblings mà không sống cùng nhau thì correlation vẫn là 0.4
implications ý nghĩa (của kết quả nghiên cứu)
assume/assumption giả định, mặc định, coi là đúng sẵn
causal/causality có quan hệ nguyên nhân-kết quả. Ví dụ: mọi người vẫn nghĩ là bố mẹ đọc sách cho con thì khiến con thích đọc sách, nhưng cũng có thể là bố mẹ có thiên hướng đọc sách thì con cái cũng vậy – dù bố mẹ có chủ động đọc sách cho con hay là không! Nghiên cứu các gia đình có con nuôi cho thấy parental reading là KHÔNG CAUSAL
outliers những trường hợp khác biệt lớn so với số đông
generalise khái quát hóa
sample mẫu nghiên cứu. Plomin thận trọng khi nói chúng ta không nên khái quát hóa vượt quá sample được nghiên cứu.

Phần 2


Tác giả tổng hợp lại các nghiên cứu về mối liên hệ giữa biểu cảm khuôn mặt (facial expressions) và cảm xúc (emotions), đi từ quan điểm truyền thống cho rằng expressions thể hiện trung thực cảm xúc, cho đến những nghi vấn xuất phát từ các nghiên cứu gần đây cho thấy quan điểm cũ có nhiều sai sót, và đi tìm tiếng nói chung cho 2 bên.
Bài này là ‘mồi ngon’ để biên tập thành 1 bài Passage 3 vì nó có nhiều quan điểm khác nhau đến từ các nhóm nghiên cứu [dễ ‘chế’ dạng YNNG, Summary hoặc Matching endinsg] + các đoạn lớn đều bật lên các ý chính [dễ tạo Matching headings] + ngôn ngữ vừa phải kiểu khoa học thường thức chứ không y chang như 1 academic paper nhưng vẫn có từ khó để làm những câu phân định 8.0, 8.5, 9.0
Phần có ích nhất: ‘mẹo’ phán đoán cảm xúc của người khác – trong ô Poker face ở trang 3
'Mẹo' truyền thống để phát hiện ra 1 người có 'happy' thật hay không khi cười là quan sát đuôi mắt của họ. Điều đó có đúng thật không?

List từ dùng chung trong các văn cảnh học thuật của IELTS reading (2)

The orthodox view

cách nhìn chính thống, truyền thống – ý nói quan điểm được chấp nhận rộng rãi bởi nhiều tên tuổi trong ngành.

orthodox = traditional, conventional và canonical

Độ phổ biến: traditional=4xconventional=6xorthodox=25xcanonical

orthodox >< unorthodox, unconventional và heterodox

dissenters

người có quan điểm đối lập

dissenters = opponents/ revisionists (người muốn xét lại)

dissenters >< supporters, proponents hoặc advocates (Nhóm người ủng hộ)

popularise

làm phổ biến (1 quan điểm, trào lưu nào đó)

Ví dụ: Television has an important role to play in popularizing new scientific ideas.

Nhất quán A backs B up
A yielded similar results (as B)
(Researchers of A) laid out the evidence in favour of B
universal phổ quát, đúng cho mọi người hoặc mọi cultures
pioneer đi tiên phong, khởi xướng cho hướng nghiên cứu mới
misinterpret hiểu sai (1 kết quả)
implications & assumptions hệ quả/ ý nghĩa (của kết quả nghiên cứu)
statistical modelling approaches cách tiếp cận có mẫu thống kê (dùng công cụ thống kê để ra kết quả)

Phần 3

Khi nào thì bạn có thể làm Passage 3 của IELTS Reading một cách yên tâm?
Khi bạn đọc 1 bài phức tạp và 'nerdy' như bài này nhưng vẫn hiểu rõ tất cả các câu - tức là bạn phải đọc thật nhiều bài như thế này và lần nào cũng tra từ cho đến khi nào hiểu hết thì thôi.
Ủa nhưng đây đâu phải đề IELTS Reading?
Kinh nghiệm của mình cho thấy là Cambridge chuyên đi lùng những bài này ở các tạp chí để 'cắt gọt' thành các passages mà bạn thấy trong đề IELTS đó.
Tiêu chí nào khiến bài này dễ được chọn cho IELTS Reading - nhất là Passage 3?
Các bạn đều biết IELTS có nhiều bài về history đúng không? Nhưng chọn articles cho history dễ 'đụng chạm' đến nhiều vấn đề, mà 1 kỳ thi global như IELTS không thể quá gây tranh cãi - tức là họ không thể pick 1 article mà đứng về 1 'phe' nào đó mà gây làn sóng phản đối ở 1 số nước khác cũng thi IELTS.
Vậy họ còn 2 lựa chọn:
- 1 bài toàn là facts không làm mất lòng ai, ví dụ lịch sử của lụa/chocolate/quế/thuốc nhuộm tím/… Cái này dùng cho Passage 1 rất ổn.
- 1 bài về lịch sử loài người từ thời rất xa xưa, khi còn chưa có politics hay khái niệm quốc gia -> không dân tộc nào bị đụng chạm. Bài dạng này dùng đến nhiều từ vựng học thuật và luôn có nhiều views khác nhau - do lịch sử cổ đại không rõ ràng được mà có nhiều phỏng đoán - rất tiện cho việc hỏi YNNG hay là Matching statements với scientists hay nhẹ nhàng như Summary của 2-3 views gì đó trong bài.
Quay lại article:
Dù từ ngữ không hóa thạch để chúng ta khai quật lên xem ngày xưa loài người nói gì nhưng dùng các bằng chứng khoa học thì bài này đã có 1 compelling argument giải thích tại sao con người lại bắt đầu nói và họ nói gì đầu tiên

Mình đã phân tích một số khái niệm academic hay gặp trong Reading ở một số bài trước, nay mình tiếp tục giải thích một vài cái nữa (mà tần suất gặp trong IELTS hay là sau này trong môi trường đại học nói tiếng Anh rất cao) - tất cả đều được gạch chân màu green:

List từ dùng chung trong các văn cảnh học thuật của IELTS reading (3)

claim/state/maintain/contend/ argue/ point out report quan điểm của người khác
st be well received/ sb embraces the idea nếu 1 quan điểm được chấp thuận thì sẽ thành unified theory
back up khi các bằng chứng nhất quán với quan điểm
arguments/ideas/views/opinions/ notions quan điểm

don't buy the argument

khi các nhà khoa học khác không tin bởi vẫn có competing explanations (những cách giải thích khác nhau của cùng 1 vấn đề)
circumstantial evidence bằng chứng nhưng cần suy luận thêm bước nữa mới đủ kết luận, ví dụ như fingerprint (dấu vân tay)
hard evidence/ accumulating evidence/ substantial evidence. converging findings. compelling argument bằng chứng rất mạnh và thuyết phục
suggest/ indicate khi dẫn ra nghiên cứu có độ chắc chắn vừa phải - tức là có evidence cho thấy điều đó nhưng vẫn còn hạn chế
conclude, confirm, prove, demonstrate khi dẫn nghiên cứu chắc chắn
propose a hypothesis đưa ra giả thuyết (để làm chủ đề nghiên cứu)

Từ vựng academic trong IELTS reading passage 3 chủ đề "History"

Primates bộ linh trưởng, trong đó có họ great apes, trong đó có chi Homo tiến hóa thành Humans ngày nay.
Neanderthals

nhóm người cổ sống cùng thời với Homosapiens nhưng sau này biến mất. Chỉ có Homosapiens tiến hóa thành chúng ta ngày nay.

Lưu ý homo=human, sapien=wise

Utterances

tiếng phát ra nhưng không nhất thiết là từ có nghĩa

Sự tạo ra utterances thì gọi là vocalisation/articulation

In a piecemeal fashion

theo 1 cách từ từ, kiểu như ăn từng miếng một.

Cùng nghĩa: gradually.

Protolanguage 1 ngôn ngữ (không có thật) được tái lập từ các ngôn ngữ hiện có để phân tích thành hệ thống. Ví dụ như trong các bài về gốc từ mình hay viết hồi trước, Proto-Indo-European là ngôn ngữ đã sinh ra cả English, German, Italian, Indian,… nhưng không có ai thực sự 'nói' tiếng P.I.E cả.
The driving force động lực
Dextrous khéo léo/tinh tế. Bản chất của nó là 'bên phải', dần dần vì phần lớn mọi người thuận tay phải nên dextrous/dexterity được dùng để miêu tả sự khéo léo. Dấu ấn của nó trong Italian là 'destra' còn Spanish là 'derecha'
Trong khi đó từ chỉ bên trái sinister lại được dùng để chỉ cái gì mờ ám, hiểm độc, xúi quẩy.
Ward off predators xua đuổi thú dữ
Novices

người mới vào nghề.

Novel là mới.

Endorphin hormone được tiết ra khi ta cảm thấy sự 'thuộc về' 1 group/sự đoàn kết với người khác.

Nguồn: Hop Xuan Do

Bình luận
Đăng ký nhận tư vấn miễn phí