- Nghĩ đến IELTS READING chắc hẳn không nhiều bạn mới bắt đầu học ielts sẽ có phần nào ‘shock nhẹ’ khi nhìn vô đề thi ielts với 3 bài đọc không chỉ dài mà còn có nhiều từ ngữ học thuật. Liệu kĩ năng đọc thực sự khó nhằn như vậy? Đối với mình kỳ thi ielts nói chung và kĩ năng Reading nói riêng thì đều chỉ là để đánh giá khả năng tiếng anh của mình hiện đang đến đâu và liệu có khả năng đáp ứng được việc học tập, nghiên cứu hay công việc của mình hay không? Vì lẽ đó nên hàng ngày mình không chỉ đơn thuần làm đề ielts reading mà mình đọc các bài báo và đọc truyện bằng tiếng anh để học tiếng anh một cách thích thú hơn và cùng lúc tăng từ vựng và khả năng Skimming và Scanning (2 kĩ năng vô cùng quan trọng trong IELTS READING) . Nên hôm nay mình sẽ chia sẻ cách đọc để cùng nâng cao khả năng tiếng anh nhé! OK. Let’s get started!
- 1) Đọc to và đọc có lồng cảm xúc
- 2) Để ý đến âm cuối của từ
- 3) Để ý đến hệ thống chấm câu:
- 4) Highlight những từ mà bạn không biết
Nghĩ đến IELTS READING chắc hẳn không nhiều bạn mới bắt đầu học ielts sẽ có phần nào ‘shock nhẹ’ khi nhìn vô đề thi ielts với 3 bài đọc không chỉ dài mà còn có nhiều từ ngữ học thuật. Liệu kĩ năng đọc thực sự khó nhằn như vậy? Đối với mình kỳ thi ielts nói chung và kĩ năng Reading nói riêng thì đều chỉ là để đánh giá khả năng tiếng anh của mình hiện đang đến đâu và liệu có khả năng đáp ứng được việc học tập, nghiên cứu hay công việc của mình hay không? Vì lẽ đó nên hàng ngày mình không chỉ đơn thuần làm đề ielts reading mà mình đọc các bài báo và đọc truyện bằng tiếng anh để học tiếng anh một cách thích thú hơn và cùng lúc tăng từ vựng và khả năng Skimming và Scanning (2 kĩ năng vô cùng quan trọng trong IELTS READING) . Nên hôm nay mình sẽ chia sẻ cách đọc để cùng nâng cao khả năng tiếng anh nhé! OK. Let’s get started!
1) Đọc to và đọc có lồng cảm xúc
Bạn có thể thấy cách này hơi lạ nhưng bạn yên tâm nhé, nếu tiếng anh là ngôn ngữ thứ 2 của bạn thì đây sẽ là một cách vô cùng hiệu quả để không chỉ cải thiện Reading mà còn giúp khả năng diễn đạt ngôn ngữ của bạn hiệu quả hơn, nhớ được từ vựng lâu hơn và làm việc học Reading bớt nản hơn nữa. Không quan trọng là bạn thích đọc theo cách thức nào : báo, truyện chữ, truyện tranh, tạp chí,.. hay bạn thích thể loại nào: hành động, trinh thám, tình cảm,.. miễn là bạn hãy luyện đọc theo cách trên thì một hoạt động giải trí cũng có thể giúp bạn cải thiện điểm Reading khi thi ielts khá nhiều đó! Và làm thế nào để bạn biết mình đang phát âm chính xác, ngữ điệu trong câu của bạn thật tự nhiên? Câu trả lời của mình đó là audio book:
Mình sẽ để một số audio book vừa có cả audio và script theo mình phù hợp với từng band điểm của Ielts nhé:
Band 4.0-5.0:
Swan lake (Hồ thiên nga) : https://www.youtube.com/watch?v=AY1ZzGY50i8
Rich man, Poor man (Người đàn ông giàu, người đàn ông nghèo): https://www.youtube.com/watch?v=-8sYWQg54tE&t=4s
Band 5.0-6.5:
The adventures of Tom Sawyers: https://www.youtube.com/watch?v=d4PDohlr0Jw&t=4834s
Band 6.5+:
The Archers: https://podcasts.apple.com/gb/podcast/the-archers/id265970428?mt=2
2) Để ý đến âm cuối của từ
Một trong những lỗi cơ bản của người Việt đó là khi phát âm sẽ để mất mất âm cuối nên việc bạn để ý đến âm cuối của từ sẽ khiến khả năng phát âm của bạn rõ ràng và hay hơn rất nhiều. Khi bạn làm ielts reading tests hoặc khi đọc truyện, báo, tạp chí hay chú ý phần âm cuối và kết hợp với việc đọc rõ ràng và lồng cảm xúc để làm không chỉ Reading mà Speaking của mình cũng được cải thiện nhé
Cách phát âm ‘S’ – ‘ES’
/s/ |
/z/ |
/iz/ |
Khi từ có phát âm kết thúc bằng các phụ âm vô thanh: /ө/, /p/, /k/, /f/, /t/, đuôi s/es được phát âm là /s/ E.g: stops /stops/ |
Khi từ có phát âm kết thúc bằng nguyên âm (a, e, i, o, u) và các phụ âm hữu thanh còn lại, đuôi s/es được phát âm là /z/ E.g: Play /pleɪz/ |
Khi từ có phát âm kết thúc bằng các phụ âm hữu thanh: /s/, /ʃ/, /tʃ/, /z/, /ʒ/, /dʒ/, đuôi s/es được phát âm là /iz/ E.g: misses /misiz/ |
Cách phát âm đuôi ‘ED’
/t/ |
/d/ |
/id/ |
Với động từ có phát âm kết thúc là những phụ âm hữu thanh /s/, /ʃ/, /tʃ/, /k/, /f/, /p/. E.g: Washed /wɔːʃt/ |
Với những động từ có phát âm kết thúc là những phụ âm hữu thanh còn lại và nguyên âm E.g: Opened /oupәnd/ |
Với động từ kết thúc là /t/ hoặc /d/
E.g: Needed /ni:did/ |
3) Để ý đến hệ thống chấm câu:
Hệ thống chấm câu mà mình muốn đề cập đến là: dấu chấm, dấu phẩy, dấu hỏi chấm,…. Khi luyện đọc ở nhà, kết hợp với việc đọc to, đọc chính xác thì ngữ điệu trong khi đọc cũng rất quan trọng. Ví dụ khi bạn đọc trong bài và thấy có câu hỏi không có từ để hỏi như : ‘’ Is he that bad?’’ Thì mình sẽ xuống giọng ở ‘is ‘ và lên giọng ở ‘bad’. Một số ví dụ bạn có thể luyện tập như:
E.g: Do they like dogs?
Have you seen my pen?
Can you swim?
Và một điều nữa đó là dấu chấm và dấu phẩy. Giống như tiếng việt hãy nghỉ, dừng một chút trước dấu chấm hoặc dấu phẩy nhé!
E.g: I bought a pair of shoes, a purse and a tie
I bought apples, pears and watermelons
4) Highlight những từ mà bạn không biết
Đây là mẹo thú vị nhất của quyển sách mình muốn giới thiệu cho các bạn. Đúng vậy khi đọc sách, bởi tiếng anh là ngôn ngữ thứ hai nên chắc hẳn ít nhiều các bạn sẽ bắt gặp từ mới. Mình thường chuẩn bị bút dạ khác màu hoặc đơn giản là bút đỏ để highlight từ đó và ghi phần phiên âm IPA nhỏ nhỏ lên trên để mỗi lần mở sách ra mình lại sẽ nhớ từ đấy hơi ( bởi nó nổi bật ).
Đó là những chia sẻ của mình, khi các bạn cày đề ielts Reading nhiều mà thấy nản hay band điểm cày nhiều không tăng hãy kết hợp đọc những nguồn mà bạn thích nhưng theo kỹ thuật trên để vừa giải trí nhưng cũng vừa học nữa nhé!
Chúc các bạn học tốt!
Nguồn tham khảo: Learn English with Alex