Bạn muốn biết bí kíp mà các cao thủ áp dụng để đạt IELTS band 8.0? Bạn đắn đo không biết bạn có thể đạt được mục tiêu đó không? Bạn tìm đến đúng nơi rồi đấy. Bài viết này dành cho bạn. Hãy theo dõi bài chia sẻ dưới đây để có thể lưu lại những tips luyện thi dùng cho bản thân nhé!
1. Học IELTS trước hay tiếng Anh trước?
Bạn mới biết đến IELTS và bạn muốn đăng ký lớp học IELTS? Bạn muốn học các tips thật nhiều, làm bài test trong cuốn Cambridge kinh điển? Bạn nằm trong nhóm khởi đầu SAI CÁCH rồi đó. Cách tốt nhất nhất để chuẩn bị cho bài thi IELTS là bắt đầu luyện tiếng Anh cơ bản (kiến thức nền tảng).
Đây là điều hiển nhiên nhưng nhiều bạn lại quên mất điều này mà lại học chiến thuật, tips ngay khi luyện thi IELTS và nghĩ rằng như vậy là giúp mình đạt được band điểm mong muốn rồi. Sai rồi nhé! Khi bạn đã vững kiến thức nền tảng thì những chiến thuật ấy mới phát huy tác dụng. IELTS là một kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh của bạn và các tips giúp bạn đối phó với các dạng bài trong đề thi tốt hơn mà thôi.
Một điều quan trọng nữa là, những người thành công trong bài thi IELTS chắc chắn là những người có tình yêu với việc học tiếng Anh nói chung, chứ không phải việc học IELTS. Vì sao? Bởi những người thích thú với việc học ngôn ngữ sẽ có động lực mạnh mẽ để tiếp tục. Những ai chỉ chăm chăm coi kỳ thi IELTS là một kỳ thi cần thi thì rất dễ nản khi luyện thi. Vì vậy, hãy tìm nguồn cảm hứng, yêu ngôn ngữ trước và rồi thành công sẽ theo đuổi bạn!
2. Học từ lỗi sai hay từ bài mẫu?
Bạn ngấu nghiến làm bài test, quyết tâm phục thù khi làm bài sau, làm rồi check đáp án, xem điểm và rồi vui nếu điểm cao hơn hoặc thất vọng khi điểm thấp hơn mong đợi? Chưa đủ đâu, đừng từ hại mình bằng việc đếm số lượng bài test đã làm, đếm số câu đúng nhiều hơn/ ít hơn. Điều quan trọng là chất lượng của việc học từ lỗi sai của mỗi bài. Đừng chỉ làm, làm, làm. Hãy học một cách thông minh. Don't study hard. Study smart.
Bạn mắc lỗi? Không sao cả, ai cũng thế thuở ban đầu mà thôi. Chấp nhận và quan sát lỗi sai, đừng đem lỗi sai ra để đánh giá năng lực bản thân. Lỗi sai chỉ là lỗi sai. Bạn sẽ tốt hơn hoặc không tốt hơn tùy vào việc bạn có phân tích được lỗi sai ấy và học từ nó hay không. Đó mới là chìa khóa thành công để luyện thi IELTS. Bạn biết đó, luyện thi là chặng đường dài hơi, cần có sự kiên trì, bền bỉ rất cao. Vì vậy, lời khuyên ở đây là:
- Tìm giáo viên/ bạn giỏi giúp bạn tìm ra lỗi sai khi bạn nói/ viết và rồi định hướng, giúp bạn phân tích lỗi đó và rồi chỉ ra cho bạn cách khắc phục
- Hãy mắc lỗi. Đừng ngại mắc lỗi. Ví dụ bạn làm bài đọc và sai lỗi nào đó, hãy kiểm tra đáp án và tìm ra lý do ở đâu bạn đã mắc phải lỗi ấy? Sau đó, kẻ 1 bảng từ đồng nghĩa/ paraphrasing của bài đó và làm đầy bảng đó mỗi ngày.
- Làm lại. Nếu bạn làm sai ==> phân tích đáp án ==> làm lại lần nữa. Bao giờ bạn làm chuẩn đét rồi hẵng chuyển qua bài mới nhé. Đây là cách dùng tài liệu thông minh.
3. Đạt 7.0-8.0 sau 3-6 tháng ôn thi?
Bạn chắc chắn biết được/ xem được nhiều câu chuyện thành công trên các website phải không? Điều này là có thật. Bạn cũng tưởng tượng mình đạt được điều này và hừng hực khí thế khi đăng ký học. Thế nhưng, bạn à. Những bạn ấy trước khi đăng ký thi thì dành 3-6 tháng để ôn thi nhưng kiến thức nền tảng thì đã được vun đắp từ 3 năm trước rồi. Mình nhắc lại một lần nữa, IELTS là một kỳ thi về năng lực tiếng Anh. 3-6 tháng kia chỉ là thời gian bạn ấy luyện thi (làm quen dạng đề, luyện trả lời các câu hỏi trong đề, học tips và làm thử đề thi) mà thôi; không phải thời gian học IELTS đâu. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tăng 1 band điểm trong quãng thời gian này nếu quyết tâm cao độ nhé!
4. Nhớ bài mẫu?
Bạn đang vội và cần thi IELTS gấp? Bạn muốn đạt được band điểm đó càng nhanh càng tốt? Bạn sẽ làm gì? Tìm vài bài mẫu và học chúng? Sai rồi! Đây là một lỗi sai rất lớn. Tại sao vậy?
- Giám khảo chắc chắn biết được bạn đang nói từ kiến thức của bạn hay không. Tin tôi đi. Họ ghét điều này hơn bất cứ điều gì. Đây có thể coi là lỗi "sao chép". Band điểm của bạn sẽ thật tệ đó. Hãy nói từ ngôn ngữ mà bạn thực sự có và tự tin dùng được, nói ra được từ chính tư duy của mình. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể học từ vựng hay cách phát triển ý của câu trả lời mẫu đó nhé! Sau đó, cần thêm một bước là biến nó thành câu trả lời do bạn tự sáng tạo.
- Bạn học thuộc một câu tựa tựa như câu mà giám khảo đang hỏi và bạn nghĩ "oh, trúng đề rồi và rồi tuôn ra bài mẫu". Thật tồi tệ! Đây sẽ là lỗi không trả lời đúng câu hỏi và bạn sẽ được xem là không hiểu đề bài, chém gió lung tung. Band điểm sẽ bị hạ xuống nhiều đấy! Bạn không muốn điều đó xảy ra phải không nào?
- Học thuộc lòng sẽ khiến bạn lo lắng hơn nữa vì áp lực ghi nhớ trong khi phòng thi đã đủ áp lực với bạn quá rồi. Khi áp lực và lo lắng thì bạn sẽ càng mắc nhiều lỗi hơn, đây là quy luật của tâm lý con người. Điều khiến bạn ghi điểm trong mắt giám khảo là bạn có thể trả lời tự nhiên và bạn là chính bạn.
Học cách kéo dài câu trả lời speaking ở đây nhé: https://langgo.edu.vn/cach-keo-dai-cau-tra-loi-trong-ielts-speaking
Ảnh: Getting down under
5. Học kỹ năng nào trước?
Oh, đây hẳn là băn khoăn của rất nhiều bạn đây! Các bạn đã từng nghe đến input và output chưa? Nếu chưa thì để mình giải thích kỹ hơn nhé!
Input là phần kiến thức đi vào trong não bao gồm dạng nghe và dạng đọc. Output ngược lại là phần kiến thức đi ra sau khi não bạn đã vận động, phân tích, ghi nhớ, v.v. cụ thể là dạng nói và dạng viết. Như vậy thì, việc học input chắc chắn cần diễn ra trước output phải không nào? Để có thể nói được bạn cần có từ vựng, ngữ pháp và nghe nhiều để quen với giọng điệu, phát âm và bắt chước theo. Để viết hay được bạn cần học theo những bài đọc chuẩn với logic rõ ràng, viết bởi người bản xứ về nhiều chủ đề học thuật khác nhau trong đời sống để bạn học theo văn phong, lối tư duy và phát triển ý trong đó.
Câu hỏi tiếp theo là: học reading hay listening trước? Chúng đều là input mà. Câu trả lời là: Reading. Tại sao vậy?
Đọc không chỉ giúp bạn tiếp cận được với một phần khó có thể nói là dài nhất của bài thi IELTS mà còn giúp bạn ôn tập, học hỏi các cấu trúc ngữ pháp mới, từ vựng hay và hoàn toàn có thể áp dụng vào bài viết của mình. Vì vậy hãy bắt đầu với phần đọc trước nhé! Bài đọc có phần chữ hiển lộ rõ giúp bạn phát hiện từ vựng và ngữ pháp dễ dàng, thuận lợi hơn nghe. Nếu gặp từ khó thì đã sẵn có spelling ở bài đọc, chỉ cần tra từ điển là học được rồi. Ngữ pháp cũng vậy, tha hồ nhìn và nghiền ngẫm và tìm ra quy tắc và cách dùng.
Một số cuốn sách bạn có thể tham khảo:
- “IELTS Reading Tests” – Sam McCarter & Judith Ash
- “Reading Strategies for IELTS”
- “Reading Actual Test”
- “Intensive reading"
Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể nâng cao khả năng đọc của mình bằng cách thường xuyên ghé thăm các chủ đề mà bạn yêu thích bằng tiếng Anh, đặc biệt là chủ đề về kinh tế, vì nó có thể giúp ích cho bạn trong phần viết và nói nữa đấy. Có thể là các tờ báo hoặc trang tạp chí yêu thích.
Sau khi học đọc xong thì hãy chuyển tới học phần nghe, trong lúc nghe cũng luyện cả từ vựng và ngữ pháp để củng cố input nhé. Trong thời gian học nghe, hãy đảm bảo tận dụng tối đa phần answer key và transcript cuối sách nhé!
Tất nhiên, nói như vậy không có nghĩa là ta bỏ bẵng đi các kỹ năng output mà là chúng ta học cân bằng 4 skills nhưng ban đầu thì nên dành nhiều thời gian hơn cho input.
6. Reading 9.0?
Đây là lời khuyên của cựu cao thủ nhé! Dù bạn thi general, hãy học cả bài academic, trừ dạng bài graph. Có nhiều cách để làm bài đọc. Có người nói rằng: đọc câu hỏi trước rồi tìm key words, sau đó tìm câu trả lời. Well, cách đó không phù hợp với mình. Mình đọc nhanh sau đó viết note ra cạnh (lề) của mỗi paragraph về main ideas của đoạn đó. Cố gắng đọc hết reading text trong 5 phút cho tất cả các loại bài. Đặc biệt là bài dài và khó, hãy đặt ra giới hạn thời gian cho bản thân là skimming chỉ trong 5 phút. Nếu bạn không luyện mỗi ngày, bạn không thể đạt được tốc độ đó đâu. Hãy luyện tập! Nhưng lưu ý rằng, đừng luyện quá nhiều với phương pháp này. Chỉ đọc 2-3 bài mỗi ngày, không hơn. Nếu bạn cảm thấy không thích viết ra lề thì hãy đọc nhanh và gạch chân từ khóa khi đọc. Cách này cũng ổn lắm!
7. Listening 9.0?
Một trang rất hay để luyện IELTS đó là: https://magoosh.com/. Đọc qua câu hỏi thật nhanh và rồi gạch chân key words mà bạn nghe được. Đừng nhắm mắt khi nghe! Có nhiều bạn nghĩ là nhắm mắt vào sẽ khiến bạn tập trung hơn vào đôi tai nhưng không phải nhé!
Đôi khi câu hỏi không tuân theo thứ tự của audio và đối khi có những synonyms không match với key words. Vì vậy, hãy nghĩ trước và đoán trước các từ khóa possible và câu bị động của câu chủ động trong đề bài. Luyện tập, luyện tập và luyện tập!
8. Speaking 9.0?
Hãy luyện tập cách viết notes thật nhanh cho phần part 2. Học cách phát triển câu trả lời với 3 ý cho phần speaking nói chung. Giữ tâm thật bình tĩnh và nói tự nhiên. Nếu bạn cảm thấy mình đang hơi bị cuốn tốc độ, hãy lấy lại bình tĩnh và nói chậm hơn. Hãy để tai của bạn ý thức rõ miệng bạn đang nói gì nhé! Các bạn hãy tham khảo trang https://www.e2language.com/ . Thầy này có nhiều bài nói và tips hay lắm đó!
Tham khảo: Top 10 Website luyện Speaking IELTS chuẩn và miễn phí
9. Writing?
Hãy tham khảo website ở trên kia và luyện viết 2 essays mỗi ngày với đồng hồ đếm giờ. Nghĩ về các ý tưởng và dùng bút chì viết. Càng luyện tập nhiều bạn sẽ càng học được nhiều. Thế nhưng đừng áp bức bản thân quá nếu bạn cảm thấy mệt. Cứ bình tĩnh làm với tốc độ bạn cảm thấy thoải mái và rồi quay trở lại cường độ kia nhé. Chú ý về grading điểm giữa task 1 và task 2. Task 2 có giá trị gấp đôi task 1 nên hãy dùng 2/3 thời gian tương ứng cho task 2 nhé!
Chúc các bạn thành công!