Hotline
Tài liệu
Tuyển dụng
Chat

Trong quá trình tự học hay luyện thi IELTS, chắc hẳn bạn gặp phải khó khăn không biết làm sao để trả lời dài hơn cho câu hỏi từ giám khảo trong phòng thi speaking đây? Bài viết dưới đây sẽ chỉ cho bạn!

SPEAKING PART 1

Câu hỏi phần này chủ yếu tập trung vào các câu hỏi đời sống, những chủ đề quen thuộc về bản thân bạn nên khó khăn duy nhất ở đây là làm sao kể chuyện của bản thân cho dài và thú vị phải không nào? Cùng tham khảo những cách dưới đây:

1. Dùng trạng từ chỉ tần suất

Các trạng từ chỉ tần suất như: often, sometimes, usually, never, rarely, always, seldom,... giúp câu được nhấn mạnh hơn, rõ ý hơn.

Ví dụ:

“What do you do in your free time?”

  • Câu trả lời ngắn: “I play basketball and go to the cinema.”
  • Câu trả lời dài: “I often play basketball with my brothers, but sometimes I go to the cinema with my friend.”

2. Đưa ra ví dụ

Việc thêm ví dụ sẽ kéo dài câu trả lời hơn và là cầu nối giúp bạn bắt đầu kể câu chuyện của riêng mình.Bên cạnh đó, việc đưa ra các ví dụ sẽ tạo sự chắc chắn hơn cho câu trả lời của bạn, như một minh chứng để giám khảo hiểu rõ hơn về những gì bạn chia sẻ. Cách này gồm 3 bước như sau:

  • Bước 1: Paraphrase lại câu hỏi.
  • Bước 2: Đưa ra lập luận, lý lẽ riêng của bản thân.
  • Bước 3: Đưa ra ví dụ, câu chuyện của bạn.

Ví dụ :

“Do you often go out in the evening?”

  • Câu trả lời ngắn: “I often go shopping every Sunday.”
  • Câu trả lời dài: “I often go shopping on Sunday, last Sunday I went shopping at Vincom with my friends.”

3. Đưa ra thông tin đối lập

Bạn có thể thêm một nội dung mang tính chất đối lập ở phía sau để kéo dài câu trả lời của mình, chẳng hạn như sử dụng từ nối “but” để thêm những thông tin đối lập với câu trả lời.

Ví dụ :

“Do you like your hometown?”

  • Câu trả lời ngắn: “I love my hometown very much.”
  • Câu trả lời dài: “ I love my hometown very much but I don’t have enough time to visit often.”

4. Thêm cảm xúc, cảm nghĩ cá nhân

Bạn có thể kéo dài câu trả lời bằng cách thêm cảm xúc, cảm nghĩ của mình về câu hỏi. Cách làm đơn giản này sẽ giúp câu trả lời của bạn thêm thú vị và thu hút người nghe hơn.

Ví dụ:

“What do you do in your spare time?”

  • Câu trả lời ngắn: “I like shopping”
  • Câu trả lời dài: “I like shopping because I love trying new clothes and I always feel more confident whenever I try new outfit”

5. So sánh với quá khứ

Bạn có thể nói thêm về những điều đã xảy ra trong quá khứ và so sánh với hiện tại.

Ví dụ:

“Do you play sports?”

  • Câu trả lời ngắn: “I play football.”
  • Câu trả lời dài: “I used to play basketball in high school, but I play football now.”

6. Nói về tương lai

Nếu có thay đổi trong tương lai gần, bạn có thể sử dụng thì tương lai (will/ be going to) để nói về sự thay đổi đó.

Ví dụ:

“Do you work or study?”

  • Câu trả lời ngắn: “I’m at the university at the moment.”
  • Câu trả lời dài: “I’m at university at the moment, but I’m graduating next year and I will hopefully get a job in advertising.”

7. Đưa ra quan điểm trái chiều

Khi được đưa ra câu hỏi về quan điểm của bạn hoặc của mọi người, bạn có thể sử dụng “even so”, “although” hay “though” để đưa ra quan điểm từ cả hai phía.

Ví dụ:

“What do you think of fast food?”

Câu trả lời ngắn: “I think fast food is quite convenient for people who are busy.”

Câu trả lời dài: “I think fast food is quite convenient for people who are busy, even so some people consider it unhealthy.”

SPEAKING PART 2

Part 2 bắt đầu khó hơn và có xu hướng hỏi về những điều mở rộng hơn, tuy nhiên vẫn chỉ xoay quanh bạn thôi. Thế nhưng, có những thứ về quá khứ hay tương lai mà bạn chẳng bao giờ nghĩ tới lại xuất hiện trong câu hỏi khiến bạn lúng túng. Đây là các tips các bạn cùng tham khảo nhé:

8. Khi bạn bị hỏi về 1 chủ đề, lĩnh vực mới

- “This may come as a shock, but actually I’m not a big fan of..., so I think I need a couple of seconds…

(Nghe có vẻ hơi bất ngờ nhưng thực ra thì tôi không thích … lắm, nên tôi cần vài giây suy nghĩ…)

- “Could you please give me a second? I’m not very good at thinking on my feet..

(Bạn cho tôi suy nghĩ tí được không? Tôi không giỏi ứng biến lắm...” (“thinking on my feet” có nghĩa là suy nghĩ và đưa ra câu trả lời nhanh)

- “Honestly I couldn’t care less about fashion/ sports/ political matters… but I will take a wild guess…

(Thú thực thì tôi chẳng quan tâm tới thời trang/ thể thao/ chính trị đâu…nhưng tôi sẽ đoán bừa vậy…)

- “It’s not easy to talk about a brand new aspect without preparing beforehand and honestly I have no clue about this at all...

(Thật không dễ để nói về 1 khía cạnh hoàn toàn mới mà không chuẩn bị từ trước và thú thật là tôi chẳng biết gì về cái này cả…)

9. Khi gặp chủ đề khó

- “To be honest I didn’t expect such a tough question...but let me see…” (Không ngờ bạn hỏi tôi câu khó thế này…để tôi xem nào…)

- “Hm, an intriguing question I must say..Could you please give me a moment?” (Ồ câu hỏi hay quá…Cho tôi nghĩ 1 tẹo …)

- “I have some friends who are also fond of…but we haven’t talked about this aspect/ topic/ area for quite a long time...

(Tôi có mấy đứa bạn cũng thích ... phết nhưng mà lâu lắm rồi bọn tôi không bàn về nó…)

10. Khi bị hỏi về kế hoạch, dự định của bản thân, những thay đổi của cái gì đấy trong tương lai hoặc những vấn đề mang tính “vĩ mô”

- “Well, I haven’t given it much thought yet, but If you ask me, I think…

(Ơ tôi chưa nghĩ nhiều về nó lắm, nhưng nếu bạn hỏi tôi thì tôi nghĩ là…)

- “As a matter of fact, for such a carefree person like me, these stuffs sound a bit too serious so I don’t usually think about them…

(Thực ra, đối với 1 đứa vô tư như tôi thì mấy chuyện này nghe hơi nghiêm túc QUÁ nên tôi cũng chẳng nghĩ nhiều về nó…)

- “I don’t know off the top of my head. You know, fashion/sport/art… was never my forte…” (Tôi cũng không rõ nữa. Thời trang/ thể thao/ nghệ thuật chưa bao giờ là sở trường của tôi cả…)

11. Khi bạn bí từ, gặp khó khăn trong việc diễn đạt ý tưởng

- “Hm I have to say it’s not easy to put it into words…

(Phải nói là không dễ tí nào để nói thành lời ý tưởng này…)

- “I think I need a moment to think of the right word to truly describe my feelings/ express my ideas about …”

(Tôi nghĩ tôi cần phải nghĩ 1 chút và tìm ra được 1 từ thật chuẩn để có thể diễn tả chính xác suy nghĩ của tôi về vấn đề…)

SPEAKING PART 3

Part 3 yêu cầu cao hơn nhiều bởi giám khảo sẽ hỏi những câu có sự liên hệ với xã hội và sự so sánh, quan điểm bản thân bạn hơn. Từ vựng và kiến thức xã hội là vô cùng quan trọng để giúp bạn đạt band điểm cao trong phần này. Dưới đây là những bí kíp được gợi ý cho bạn nhé:

12. Paraphrase câu hỏi

Việc paraphrase lại câu hỏi (dùng cách nói khác để diễn đạt lại câu hỏi) giúp bạn có thêm thời gian để suy nghĩ và kéo dài câu trả lời.

Ví dụ:

“What are some sports that are becoming more popular in your country?”

Câu trả lời: “Well I suppose there are several sports that are gaining in popularity.”

13. Nêu lý do

Hãy luôn cố gắng giải thích lý do ngắn gọn cho, làm câu trả lời của bạn thêm phần mạch lạc và có tính thuyết phục cao.

Ví dụ:

“Did you enjoy your childhood?”

  • Câu trả lời ngắn: “I certainly enjoy my childhood.”
  • Câu trả lời dài: “I certainly enjoy mine because I had a chance to live with my grandparents in the countryside.”

14. Nêu ví dụ

Nhiều bạn quên đưa ví dụ vào bài nói của mình, mặc dù việc này rất đơn giản. Ví dụ luôn là yếu tố cần thiết để câu trả lời của bạn đầy đủ và thuyết phục hơn.

Ví dụ:

“Is it better to get advice from a friend or from a family member?”

Câu trả lời : “I think it depends on the kind of advice that you need. For example, I probably wouldn’t want to burden my parents with a financial problems.”

15. Một số cách nói khác để kéo dài câu trả lời

  • Honestly, I am a little bit nervous right now and my mind just went blank. (Thật tình thì bây giờ tôi hơi lo lắng nên tôi chưa nghĩ được gì.)
  • Well, to be honest, I don’t have much knowledge about this. (À, thật ra mà nói tôi không có nhiều kiến thức về điều này.)
  • I don’t know much about it. (Tôi không biết nhiều về nó.)
  • Frankly, this isn’t something I’m used to talking about. (Thẳng thắn mà nói đây không phải là chủ đề tôi thường nói.)
  • I’m really not sure about the answer. (Tôi thật sự không chắc chắn về câu trả lời.)
  • That’s a tough question. (Đây quả là một câu hỏi khó.)
  • Oh, that’s a hard question. I’ve never really thought about it. (Câu hỏi này khó thật. Tôi chưa bao giờ thật sự nghĩ về vấn đề này.)
  • Well, this question is interesting, really interesting I must say. (Câu hỏi này thật thú vị.)
  • This question is really difficult. Nobody has ever asked me about that before. Wow, let me think about that. (Câu hỏi này khó thật. Chưa có ai từng hỏi tôi về điều này. Để tôi nghĩ xem.)
  • I’ve never thought about that before. Can you give me a couple of seconds to think? (Tôi chưa bao giờ nghĩ về nó trước đây. Bạn cho tôi vài giây suy nghĩ được không?)
  • Let’s see. (Xem nào)

Nói tóm lại, khi trả lời câu hỏi trong bài thi IELTS speaking, hãy luôn nghĩ tới WH question words và bám vào đó triển khai ý. Tôi làm gì, với ai, ở đâu, khi nào, tôi cảm thấy như thế nào. Để tăng điểm grammar thì hãy luôn liên hệ hiện tại, quá khứ, tương lai. Luyện tập thường xuyên theo cấu trúc này thì đảm bảo não bạn sẽ dần quen và với câu hỏi Yes/ no thôi bạn vẫn có thể tuôn ra như mưa với các ý tưởng sẵn có trong đầu. Chúc các bạn thành công!

Bình luận
Đăng ký nhận tư vấn miễn phí