1. Tập trung học ngữ pháp để cải thiện khả năng nghe
Đây là một lỗi người học tiếng Anh ở Việt Nam thường mắc phải. Nhiều người cứ chăm chỉ học ngữ pháp, và thường là rất tự hào về việc này.
Học ngữ pháp là một công việc chán nản và tốn nhiều thời gian. Và nhiều bạn lại phạm một sai lầm khi nghĩ biết ngữ pháp sẽ nghe giỏi hơn. Thậm chí nhiều bạn còn học đi học lại những điểm ngữ pháp mình biết. Điều này là sai hoàn toàn
Ai quan tâm bạn có thể phân biệt được câu điều kiện loại 1 và câu điều kiện loại 2 khi nghe. Ai để ý bạn nghe được “people are” và “people is”. Tất cả những gì những người dùng tiếng Anh mong muốn là bạn nghe được trong những trường hợp cụ thể.
Nói một cách khác, học ngữ pháp sẽ không làm cho bạn nghe giỏi hơn. Bạn cần phải luyện tập việc nghe trong các trường hợp cụ thể. Lý tưởng nhất là bạn hãy tập nghe thông qua các tài liệu có hình ảnh. Tập trung vào nâng cao kỹ năng nghe khi bạn muốn nghe giỏi!
2. Cố gắng nghe những thứ bạn không thích chút nào
Có bao giờ bạn cố gắng nghe bài nghe ESL hay TOEIC về thương mại quốc tế bạn không có hứng thú. Phải thừa nhận, nếu bạn cố nghe, hay thậm chí cố nghe với transcript thì trước sau bạn cũng nghe được. Nhưng nó sẽ tốn của bạn rất nhiều thời gian và thường bạn làm việc này trong một tâm trạng bị tra tấn với đủ kiểu tự kích thích tinh thần bản thân.
Điều này không giúp nhiều khi bạn muốn cải thiện khả năng nghe. Thực vậy, khi bị cố ép làm một điều không thích; não bộ có xu hướng tìm cách từ chối hoặc tìm cách quên ngay những gì nó vừa nhớ và sẽ làm cho người ta bỏ rất nhiều sức về vượt qua điều này.
Dù bạn có đang muốn nghe giỏi về kinh tế; vì sao cứ phải dính tới “lưu lượng tiền gửi”; “tỷ giá hối đoái”; mà không tìm đến thông tin kinh tế ở địa phương. Vì sao không thử nghe về lịch sử (History); giải trí (Entertainment) … để thử xem bạn có thấy thích với những gì mình nghe được không.
Một điểm nữa là đừng cố nhảy cóc; hãy nghe thứ khó dần lên chứ đừng nhảy một bước nghe khó hẳn. Rất nhiều sinh viên tiếng Anh có xu hướng thích nghe từ trình độ sơ (Beginner) qua hẳn cao (Advanced) vì thấy Benginer dễ dàng quá; để rồi khi nghe Advanced phải cố gắng đấu tranh đủ kiểu và rốt cục chẳng có tiết kiệm dc chút thời gian nào so với khi ta nghe trình độ Trung (Immediate) rồi mới tới Cao. Chẳng tà bạn nghe một bài bạn nghe được 1 lần vẫn tốt hơn cố nghe một bài không nghe được 5 lần.
3. Học từ vựng theo danh sách.
Nhiều bạn nghĩ chúng ta nên cải thiện nghe bằng cách học thêm từ vựng và học cách phát âm (hoặc hiện đại hơn là làm một list từ trong máy tính, Smartphone để nghe từng từ cho quen). Đây là một cách học đúng nhưng chỉ cho việc mở rộng vốn từ. Nếu bạn áp dụng nó trong môn nghe, nó gần như là vô dụng.
Vì khi phát âm, từ vựng hay biến đổi âm thanh; ví dụ chữ “an” có thể đọc nhẹ hoặc đọc mạnh tùy theo câu chứ không cố định. Nhiều khi bạn biết từng chữ nhưng nếu ghép lại đọc bạn sẽ nghe không được. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như trọng âm (stress) hay âm điệu (intonation)
Để nghe tốt, bạn phải tập nghe từ trong câu; chứ không phải nghe từng từ. Và việc nghe từ trong câu còn giúp bạn ôn lại vốn từ vựng, và tìm tòi các từ mới trong văn cảnh phù hợp. Lâu dần bạn sẽ nghe tốt.
Lời kết:
Việc nghe tiếng Anh là một kỹ năng khó; đặc biệt khi ta ở trong một môi trường ngôn ngữ tiếng Việt không có điều kiện nghe tiếng Anh nhiều. Vì vậy, thường khi đi thi người Việt hay rớt môn nghe rồi kéo theo môn nghe là môn nói tiếng Anh. Hãy tìm cho mình một phương pháp tốt, tập luyện lâu dài, không nóng vội thì bạn mới có thể thành công được.
Nguồn: webhoctienganh.com