Tiếng Anh là một ngôn ngữ đa âm tiết. Mỗi âm tiết lại mang một sắc độ mạnh yếu khác nhau. Chỉ cần nhầm lẫn một chút thôi, bạn đã có thể đối mặt với nguy cơ nói sai và người đối diện không hiểu ý nghĩa bạn nói. Trong bài học này, LangGo sẽ hướng dẫn bạn chi tiết 15 quy tắc đánh trọng âm cơ bản, được phân chia thành các nhóm giúp bạn học tiếng Anh dễ dàng và hiệu quả hơn.
A. Dấu hiệu nhận biết trọng âm trong tiếng Anh
Khi đọc phiên âm của một từ, trọng âm của từ tiếng Anh đó được ký hiệu bằng dấu (‘) ở phía trước, bên trên âm tiết đó.
Mỗi từ đều được cấu tạo từ các âm tiết. Âm tiết là một đơn vị phát âm, gồm có một âm nguyên âm (/ʌ/, /æ/, /ɑː/, /ɔɪ/, /ʊə/...) và các phụ âm (p, k, t, m, n...) bao quanh hoặc không có phụ âm bao quanh. Từ có thể có một, hai, ba hoặc nhiều hơn ba âm tiết.
B. 15 quy tắc đánh dấu trọng âm cơ bản trong tiếng Anh
1. Cách đánh trọng âm từ 2 âm tiết
1.1 Động từ có 2 âm tiết -> trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ hai
Ví dụ: be’gin, for’give, in’vite, a’gree, …
Một số trường hợp ngoại lệ: ‘answer, ‘enter, ‘happen, ‘offer, ‘open, ‘visit…
1.2 Danh từ có 2 âm tiết -> trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất
Một số ví dụ: ‘father, ‘table, ‘sister, ‘office, ‘moutain…
Một số trường hợp ngoại lệ: ad’vice, ma’chine, mis’take, ho’tel.
* Chú ý: Một số từ 2 âm tiết sẽ có trọng âm khác nhau tùy thuộc vào từ loại.
Ví dụ: record, desert nếu là danh từ sẽ có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất nếu là danh từ: ‘recor; ‘desert, rơi vào âm tiết thứ 2 khi là động từ: re’cord; de’sert…
1.3 Tính từ có 2 âm tiết -> trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất
Một số ví dụ: ‘happy, ‘busy, ‘careful, ‘lucky, ‘healthy,…
Một số trường hợp ngoại lệ: a’lone, a’mazed,…
Tìm hiểu thêm:
2. Cách đánh trọng âm từ ghép
2.1 Động từ ghép: trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai
Ví dụ: be’come, under’stand, overflow,…
2.2 Danh từ ghép: trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất
Ví dụ: doorman /ˈdɔːrmən/, typewriter /ˈtaɪpraɪtər/, greenhouse /ˈɡriːnhaʊs/ …
3. Cách đánh trọng âm dựa vào nhận biết âm tiết cụ thể
3.1 Trọng âm rơi vào chính các âm tiết sau: sist, cur, vert, test, tain, tract, vent, self
Một số ví dụ: e’vent, con’tract, pro’test, per’sist, main’tain, her’self, o’cur…
3.2 Các từ kết thúc bằng các đuôi : how, what, where, …. thì trọng âm chính nhấn vào âm tiết 1
Ví dụ: ‘anywhere, ‘somehow, ‘somewhere ….
3.3 Các từ 2 âm tiết bắt đầu bằng A thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 2
Ví dụ: a’bout, a’bove, a’gain a’lone, alike, ago…
3.4 Các từ tận cùng bằng các đuôi: – ety, – ity, – ion ,- sion, – cial,- ically, – ious, -eous, – ian, – ior, – iar, iasm – ience, – iency, – ient, – ier, – ic, – ics, -ial, -ical, -ible, -uous, -ics*, ium, – logy, – sophy,- graphy – ular, – ulum , thì trọng âm nhấn vào âm tiết ngay truớc nó
Ví dụ: de’cision, attraction, libra’rian, ex’perience, so’ciety, ‘patient, po’pular, bi’ology,…
Một số trường hợp ngoại lệ: ‘cathonic, ‘lunatic, , ‘arabi, ‘politics, a’rithmetic…
3.5 Các từ kết thúc bằng: – ate, – cy*, -ty, -phy, -gy nếu 2 âm tiết thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 1. Nếu từ có từ 3 âm tiết trở lên thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 3 từ cuối lên.
Ví dụ: Com’municate, ‘regulate ‘classmat,, tech’nology, e`mergency, ‘certainty ‘biology pho’tography, …
Một số trường hợp ngoại lệ: ‘accuracy,…
3.6 Các từ tận cùng bằng đuôi – ade, – ee, – ese, – eer, – ette, – oo, -oon , – ain (chỉ động từ), -esque,- isque, -aire ,-mental, -ever, – self thì trọng âm nhấn ở chính các đuôi này.
Ví dụ: lemo’nade, Chi’nese,pio’neer, kanga’roo, ty’phoon, when’ever, environ’mental,…
Một số trường hợp ngoại lệ: ‘coffee, com’mitee…
3.7. Các từ chỉ số lượng nhấn trọng âm ở từ cuối kết thúc bằng đuôi – teen. Ngược lại sẽ nhấn trọng âm ở từ đầu tiên nếu kết thúc bằng đuôi – y.
Ví dụ: thir’teen, four’teen…/ ‘twenty , ‘thirty , ‘fifty …..
3.8. Các tiền tố (prefix) và hậu tố không bao giờ mang trọng âm, mà thường nhấn mạnh ở âm tiết trong từ gốc.
- Tiền tố không làm thay đổi trọng âm chính của từ:
Ví dụ: im’portant /unim’portant, ‘perfect /im’perfect, a’ppear/ disa’ppear, ‘crowded/over’crowded.
Một số trường hợp ngoại lệ: ‘statement/’ understatement, ‘ground/ ‘underground,…
- Hậu tố không làm thay đổi trọng âm của từ gốc:
Ví dụ: ‘beauty/’beautiful, ‘lucky/luckiness, ‘teach/’teacher, at’tract/at’tractive,…
4. Cách đánh trọng âm từ có 3 âm tiết
4.1 Động từ có 3 âm tiết
– Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 nếu âm tiết thứ 3 có nguyên âm ngắn và kết thúc bằng 1 phụ âm:
Ví dụ: encounter /iŋ’kauntə/, determine /di’t3:min/
– Trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất nếu âm tiết thứ 3 là nguyên âm dài hay nguyên âm đôi hay kết thúc bằng 2 phụ âm trở lên.
Ví dụ:
exercise / ‘eksəsaiz/,
compromise/ˈkɑːmprəmaɪz/
Một số trường hợp ngoại lệ:
entertain /entə’tein/,
comprehend /,kɔmpri’hend/
4.2. Danh từ có 3 âm tiết
Đối với danh từ có ba âm tiết: nếu âm tiết thứ hai có chứa âm /ə/ hoặc /i/ thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ:
paradise /ˈpærədaɪs /,
pharmacy /ˈfɑːrməsi/,
controversy /ˈkɑːntrəvɜːrsi/,
holiday /ˈhɑːlədeɪ /,
resident /ˈrezɪdənt/…
Nếu các danh từ có âm tiết thứ nhất chứa âm ngắn (/ə/ hay/i/) hoặc có âm tiết thứ hai chứa nguyên âm dài/ nguyên âm đôi thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.
Ví dụ:
computer /kəmˈpjuːtər/,
potato /pəˈteɪtoʊ/,
banana /bəˈnænə/,
disaster /dɪˈzɑːstə(r)/
4.3. Tính từ có 3 âm tiết
Cách đánh trọng âm của tính từ 3 âm tiết tương tự như danh từ 3 âm tiết
Ví dụ:
happy /’hæpi/,
impossible /im’pɔsəbl/…
5. Cách nhấn trọng âm của câu tiếng Anh
Nhắc đến trọng âm thì bạn thường chỉ nghĩ đến trọng âm của một từ. Tuy nhiên thực tế trọng âm của câu cũng đóng vai trò rất quan trọng giúp bạn nói tiếng Anh hay và tự nhiên hơn.
Cũng giống như trong một từ có nhiều âm tiết sẽ có âm tiết được phát âm mạnh, dài hơn, trong một câu sẽ có những từ trong câu được phát âm mạnh hơn, dài hơn, có những từ được phát âm nhẹ hơn, ngắn hơn. Chính điều này đã tạo nên nhịp điệu trong tiếng Anh. Nhịp điệu câu nói của tiếng Anh thể hiện qua các độ dài bằng nhau (về thời gian) giữa các âm tiết có trọng âm trong một câu, bất kể giữa các trọng âm số lượng âm tiết không có trọng âm bằng nhau hay không bằng nhau.
Ví dụ:
Yesterday I went for a walk in the country.
Trong câu này, nhịp đập giữa Yes-went, went-walk, walk-coun đều phải bằng nhau. Nhịp điệu câu là một yếu tố phân biệt rất rõ giữa người bản ngữ và không phải bản ngữ. Những từ thuộc về nội dung là những từ chìa khoá của một câu. Chúng là những từ quan trọng, chứa đựng nghĩa của câu. Những từ thuộc về mặt cấu trúc là những từ ít quan trọng hơn. Đây là những từ phụ trợ để cấu tạo ngữ pháp cho câu làm cho câu đúng về "cấu trúc" hoặc ngữ pháp.
Bài tập quy tắc đánh trọng âm trong tiếng Anh
Yêu cầu: Tìm từ có trọng âm khác với những từ còn lại
1. a. darkness b. warmth c. market d. remark
2. a. begin b. comfort c. apply d. suggest
3. a. direct b. idea c. suppose d. figure
4. a. revise b. amount c. village d. desire
5. a. standard b. happen c. handsome d. destroy
6. a. scholarship b. negative c. develop d. purposeful
7. a. ability b. acceptable c. education d. hilarious
8. a. document b. comedian c. perspective d. location
9. a. provide b. product c. promote d. profess
10. a. different b. regular c. achieving d. property
Đáp án:
1.d /2.b/ 3.d/ 4.c/ 5.d/ 6.c/ 7.c/ 8.a/ 9.b/ 10.c
LangGo chúc bạn học tốt tiếng Anh!