Hotline
Tài liệu
Tuyển dụng
Chat

Quá trình phát âm chuẩn luôn rất khó khăn nếu không có định hướng cụ thể, nhưng thật may mắn chúng ta luôn có thể học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước với những bài học quý giá.
Sau đây là những chia sẻ của một giáo viên tiếng Anh tên Đặng Phùng Hoàng, đã từng là sinh viên chuyên ngành Ngữ văn Anh của đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh.

1. Niềm yêu thích nhen nhóm:

Chị Hoàng chia sẻ, khi mới bước vào khuôn viên đại học, thì có lẽ môn học yêu thích nhất của chị là phát âm, vì đã may mắc có được cô giáo cực kì đáng yêu và tấm huyết. Chị đã tin rằng : sau khóa học này chắc chắn mình phát âm sẽ đỡ “ phèn” hơn, nên bằng tất cả can đảm, một nữ sinh chỉ mới 17 tuổi lại có dũng khí đi từ Đồng Nai lên Sài Gòn, dám bắt xe buýt từ kí túc xá đại học quốc gia lên nhà sách Pasteur mua thêm cuốn Pronunciation in Use về học song song với cuốn Ship or Sheep là giáo trình chính được dạy trên trường. Theo chị nói : “Cái cảm xúc khi mua được cuốn sách nó hạnh phúc lắm các bạn, hạnh phúc đến mức hơn 1 tiếng đồng hồ ngồi xe buýt về lại kí túc xá, mình quên luôn cảm giác say xe”. Hồi đó, chị chỉ có cái máy cassette cùi cùi do cô cho để học listening. Chị đã nhét đĩa vào rồi tua đi tua lại và lặp lại, cố gắng làm sao cho giống đĩa nhất. Tua nhiều quá hư luôn cái máy. Sau tuần đó,chị lại tha máy về nhà, và rinh cái máy của người chị ở quê lên học. Lại một quá trình tua đi tua lại, hên mà nó không hư. Tối nào đi học về mình cũng nhanh chóng tắm rửa ăn uống rồi phi thân lên giường tập phát âm. Bất chấp mọi khó khăn của sinh viên, chị cố gắng học tập với hạnh phúc đơn thuần là phát âm được giống đĩa, chị cố đến mức mà đau hết cả họng trong một thời gian dài, thậm chí có lúc còn ra đờm và nhiều máu .

Cuối cùng, những nỗ lực của chị đã được đền đáp bằng con điểm 9.0 cho môn Pronunciation. Tuy nhiên, theo chị thì đó cũng là những thứ cản bước con đường phát triển Pronunciation sau đó.

II. Quá trình … tụt dốc

Chính vì tự tin được 9.0 tổng điểm môn Pronunciation, lại được bạn bè khen ngợi, nên chị đã lỡ chủ quan mà ngủ quên trên chiếng thắng. Chị bỏ qua phát âm và chỉ tập trung vào học nói, cố gắng vào tốc độ và sự lưu loát để lỡ có “ thi chửi” thì không bị lép về ^^Chị kể rằng : “Hồi đó tụi mình hay thi speaking bằng cách debate về một topic thầy cô cho sẵn, nên mình cứ gọi đùa nó là thi chửi lộn. Nhiều khi nó cũng giống chửi lộn thật vì tụi mình thường rất háo thắng và không đứa nào chịu nhường đứa nào, xong chửi một hồi thấy cái topic thầy cô cho với cái tụi mình đang nói đến nó như Hà Nội và Sài Gòn vậy. Cho nên phát âm của mình sau khoảng thời gian đó nếu nói là thảm họa cũng không sai”. Cho đến khi ra trường và đi làm, mọi niềm tin mà chị xây dựng bấy lâu bỗng chốc sụp đổ khi chị khó có thể giao tiếp với các đồng nghiệp nước ngoài. Lúc này chị mới tự thu âm giọng mình rồi nghe lại, rồi mới nhận ra nó “ vẫn phèn” kinh khủng. Điều đó khiến chị cuộn tròn lại làm con tôm kí cư, ngại giao tiếp vì sợ mình nói họ không hiểu.

III. Quá trình đập đi xây lại

Nguyên văn chia sẻ của chị Hoàng :

Mình lại bắt đầu thu âm, nghe lại, chỉnh sửa những âm mình đọc chưa đúng, luyện tập Intonation và British accent. Song song đó, mình tập thói quen lẩm nhẩm những âm mình hay đọc sai. Ví dụ như âm /ɜː/, để phát âm chuẩn theo giọng Anh-Anh khá khó đối với mình, nên ngày nào mình cũng đọc word, work, term, firm, đọc đi đọc lại vài từ đó, riết rồi cái miệng mình nó quen với cách đọc Anh-Anh, và giờ khi gặp những chữ có âm /ɜː/ thì mình có thể phát âm ngay mà không lo bị sai như trước nữa. Giai đoạn này, nói chung phát âm của mình cũng được gọi là tạm ổn. Tuy nhiên, mình vẫn chưa cảm thấy thỏa mãn, và rất lo sợ. Chính bởi vì cú sốc hồi đi dạy trung tâm nó quá lớn đối với mình nên mình luôn trong tư thế sẵn sàng nghe góp ý và sửa lại phát âm của mình.

Sau khi học Cao học xong thì mình đi dạy đại học và bắt đầu mở lớp luyện IELTS đầu tiên tại nhà, lớp này chỉ có 2 em. Những bài học đầu tiên mình dạy các em là Pronunciation. Các em cần mẫn học 44 âm trong 3 tháng, mỗi tuần 3 buổi, mỗi buổi 1 tiếng rưỡi, tổng cộng 54 giờ. 54 giờ học phát âm, với đủ mọi khó khăn với cả cô và trò. Trò ra sức học, cô ra sức sửa, có khi 1 buổi học không xong một âm, vì nó quá khó với các em. Nhưng ba cô trò không ai bỏ cuộc, trò lẩn thẩn tập đọc tại nhà, cô thì vắt não để xem tại sao trò đọc âm đó hoài không được. Và chính do quá trình vắt não đó, sau 3 tháng, phát âm của mình nó thay đổi hoàn toàn.

Hãy tưởng tượng ở một vùng biển xa xôi nọ có 44 hòn đảo được mẹ thiên nhiên xếp lộn xộn. Truyền thuyết kể rằng nếu đặt chân lên hết tất cả 44 hòn đảo đó, bạn sẽ tìm được một kho báu vô cùng giá trị. Tuy nhiên, từ trước đến nay, rất ít người có thể hoàn thành được nhiệm vụ đó, và khi hoàn thành được cũng rất ít người có thể quay lại bờ bình an. Nhưng bạn hoàn toàn không để ý đến chuyện đó. Với một niềm tin sắt đá rằng “có công mài sắt, có ngày nên kim”, bạn bắt đầu bơi đến hòn đảo thứ nhất, thứ hai, thứ ba, và cuối cùng đến hòn đảo thứ 44. Bạn tìm được kho báu, nhưng bạn cảm thấy quá chán nản khi phải bơi về cùng kho báu nặng trĩu trên tay. Và để bảo toàn mạng sống, bạn lại bơi về tay không. Tuy nhiên, bạn hầu như không biết rằng, ở đâu đó dưới biển kia là những dải đất nối liền giữa các hòn đảo, và bạn chỉ thấy chúng khi thủy triều rút xuống. Nếu bạn thấy những dải đất đó, bạn chỉ cần ung dung đi bộ từ đất liền đến hòn đảo thứ nhất, nghỉ ngơi, ăn uống, và khi triều lên lấp mất các dải đất đó, bạn hãy ngủ một giấc thật say, đợi khi triều xuống bạn lại tiếp tục cuộc hành trình của mình. Với cách đó, bạn hoàn toàn có thể đem kho báu về nhà một cách an toàn. Tuy nhiên, bạn lại chỉ tin vào sự cần cù của mình khi ra sức bơi, và khi thủy triều xuống, bạn đến hòn đảo, và vì quá mệt, bạn lăn ra ngủ mà không nhận ra những dải đất lấp lánh đang phơi mình ra chờ đợi bạn đặt chân lên. Câu chuyện này cũng giống như mình 9 năm về trước, tự tin vào sự cần cù của mình mà không hề nhận ra có một cách học phát âm khác đỡ mất công và hiệu quả hơn nhiều.

IV. Bài học kinh nghiệm

Như vậy, một trong những khó khăn đối với người tự học chính là quá trình mô phỏng âm thanh. Nghĩa là người ta đọc sao mình đọc lại y vậy, giống là được. Chính bởi vậy, quá trình học phát âm theo kiểu mô phỏng âm thanh như thế, sẽ tốn nhiều thời gian và gây nhàm chán đối với người học (giống như bạn đang bơi từ hòn đảo này sang hòn đảo khác vậy). Quả thực, để phát âm được cho giống với người bản xứ, người học phải lặp đi lặp lại nhiều lần trong một trạng thái KHÔNG BIẾT LÀM SAO ĐỂ ĐỌC CHO GIỐNG, và chỉ đơn thuần là cố gắng BẮT CHƯỚC sao cho giống. . Sau khi bắt chước giống được một từ rồi, người đọc lại tiếp tục cố gắng bắt chước cho giống từ thứ hai có cùng âm với từ trước (cho dù quá trình này nó sẽ đỡ gian nan hơn vì người học đã làm quen với âm đó trước rồi). Chính vì thế, theo chị, muốn phát âm đúng thì phải biết tại sao mình phát âm sai, từ đó mà học được cách đặt lưỡi, đặt vị trí âm thanh và đẩy hơi một cách chính xác. Điều này sẽ giúp cho người học phát âm chuẩn hơn chỉ sau một thời gian ngắn.

Cho đến bây giừo, tuy đã khá hài lòng về phát âm của mình nhưng chị vẫn luôn tiếp tục học, tập đọc và trau dồi mỗi ngày để kiến thức không bị mai một. Do vậy, chúng ta cũng hãy lấy chị làm tấm gương và cố gắng thật tốt như chị ý nhé.

Bài chia sẻ từ FB: Phung Hoang Dang

Bình luận
Đăng ký nhận tư vấn miễn phí